Tiếp sức cho doanh nghiệp hồi sinh (*): Giải bài toán tiếp cận vốn

Dù lãi suất cho vay đã giảm nhưng với mức bình quân vẫn trên 10%/năm như hiện nay là quá khó đối với cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp

Phản ánh với Báo Người Lao Động, rất nhiều khách hàng cá nhân và doanh nghiệp (DN) đang vay vốn tại các ngân hàng (NH) thương mại cho biết vẫn phải trả mức lãi suất trên 10%/năm. Các mức lãi suất này dù đã hạ nhiệt so với vài tháng trước nhưng vẫn cao hơn trước COVID-19 trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nguy cơ suy thoái, cầu tiêu dùng và đầu tư trong nước kém, đơn hàng xuất khẩu giảm mạnh.

Lãi suất vẫn còn cao

Tiếp cận tín dụng là khó khăn hàng đầu của doanh nghiệp

"Không NH nào muốn gia hạn nợ vì trong thời gian gia hạn NH vẫn phải chi trả lãi suất cho người gửi tiền, đồng thời dòng tiền ra vào của NH cũng bị mất cân đối, ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh. Dù vậy, khi DN đề nghị kéo dài thời hạn trả nợ, tức là họ đang gặp khó khăn về tài chính thì NH sẵn sàng thực hiện, nếu không sẽ dính nợ xấu" - lãnh đạo ACB phân tích.

Giám đốc một chi nhánh NH TMCP Ngoại thương (Vietcombank) tại TP HCM cũng thừa nhận khách hàng có khả năng thanh toán nợ trong tương lai, NH mới chấp nhận gia hạn thời hạn trả nợ. Thế nhưng, cũng có không ít NH lo sợ tỉ lệ nợ xấu tăng mạnh, ảnh hưởng không tốt đến kinh doanh nên mạnh tay gia hạn nợ dù biết rằng sau khi hết thời gian gia hạn, DN vẫn khó có tiền để trả.

Để thúc đẩy DN tiếp cận vốn, phục hồi sản xuất - kinh doanh, mới đây, Thống đốc NH Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết sẽ cân nhắc các điều kiện, nếu được sẽ giảm lãi suất điều hành.

Tuy vậy, một số chuyên gia tài chính lẫn lãnh đạo nhiều NH thương mại nhận định từ nay đến cuối năm 2023, nếu NH Nhà nước giảm thêm lãi suất điều hành cũng chưa đủ lực để kéo giảm lãi suất thị trường. Thế nên NH Nhà nước cần linh hoạt các công cụ điều hành lãi suất như giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc, mở rộng cho vay thị trường mở, cho vay tái cấp vốn... để NH thương mại giảm chi phí huy động vốn. Khi đó, lãi suất cho vay sẽ giảm nhanh, kích thích DN tiếp cận vốn.

Trong khi đó, chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu đề xuất Chính phủ cần thành lập một quỹ bảo lãnh tín dụng quốc gia với quy mô lên đến 10.000 tỉ đồng để bảo lãnh cho DN vay vốn nhằm gỡ nút thắt DN nhỏ không thể vay vốn vì không còn tài sản thế chấp hoặc tình hình tài chính yếu kém. 

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 17-5

Đẩy mạnh cho thuê tài chính

Một hướng ra về nguồn vốn cho các DN được Hội Lương thực thực phẩm TP HCM nêu là NH Nhà nước cần chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động của các công ty cho thuê tài chính. Dịch vụ cho thuê tài chính rất có ý nghĩa đối với các DN trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt khi DN đang thiếu nguồn vốn đầu tư ban đầu, thiếu tài sản thế chấp... dịch vụ này có thể đầu tư máy móc để mở rộng sản xuất và đổi mới công nghệ.

Link nội dung: https://tiepthiinfo.vn/tiep-suc-cho-doanh-nghiep-hoi-sinh-giai-bai-toan-tiep-can-von-a100957.html