Sau lùm xùm ‘gửi tiết kiệm thành bảo hiểm’, công ty bảo hiểm lao dốc doanh thu, buộc có phản ứng lớn - đầy bất ngờ

Sau sự cố “gửi tiết kiệm thành bảo hiểm", các công ty bảo hiểm nhân thọ đã có động thái góp phần minh bạch hóa sản phẩm.

Sau lùm xùm ‘gửi tiết kiệm thành bảo hiểm’, công ty bảo hiểm lao dốc doanh thu, buộc có phản ứng lớn - đầy bất ngờ - Ảnh 1.

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tổng doanh thu phí 

Manulife Việt Nam báo lãi sau thuế gần 1.950 tỷ đồng, giảm gần 29% so với nửa đầu năm 2022. Ảnh minh hoạ.

Sau khi trừ đi các loại chi phí, Manulife Việt Nam báo lãi sau thuế gần 1.950 tỷ đồng, giảm gần 29% so với nửa đầu năm 2022. Với mức lãi này, lỗ lũy kế của Manulife Việt Nam giảm từ 5.525 tỷ đồng đầu năm nay xuống còn 3.577 tỷ đồng.

Bảo hiểm AIA cũng công bố báo cáo tài chính giữa niên độ cho kỳ kế toán 6 tháng kết thúc ngày 30/6. Theo đó, kết thúc 6 tháng đầu năm, Bảo hiểm AIA ghi nhận doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm đạt 7.573 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ. Doanh thu hoạt động tài chính đạt 1.592 tỷ đồng, tăng 32%.

Bảo hiểm AIA báo lãi sau thuế xấp xỉ 887 tỷ đồng, tăng thêm 19% so với bán niên năm 2022. Mức lãi này góp phần đưa con số lãi luỹ kế AIA tính đến ngày 30/6 lên hơn 5.585 tỷ đồng.

Theo báo cáo tài chính bán niên 2023 mà Dai-ichi Life vừa công bố, trong 6 tháng đầu năm, công ty ghi nhận doanh thu thuần đạt 9.440 tỷ đồng, tổng chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm hơn 7.513 tỷ đồng, giảm lần lượt 7% và 1% so với cùng kỳ.

Do doanh thu giảm nhanh hơn chi phí, nửa đầu năm 2023, Dai-ichi báo lãi trước thuế và sau thuế lần lượt là 1.568 tỷ đồng và 1.275 tỷ đồng, giảm 4% và 2% so với cùng kỳ.

Sau lùm xùm ‘gửi tiết kiệm thành bảo hiểm’, công ty bảo hiểm lao dốc doanh thu, buộc có phản ứng lớn - đầy bất ngờ - Ảnh 3.

Trong 6 tháng đầu năm, Dai-ichi Life ghi nhận doanh thu thuần đạt 9.440 tỷ đồng. Ảnh minh hoạ.

Theo BCTC riêng giữa niên độ 2023, Prudential Việt Nam ghi nhận doanh thu phí bảo hiểm gốc gần 12.842 tỷ đồng, giảm 8% so với cùng kỳ năm trước, trong khi chi phí nhượng tái bảo hiểm tăng 21% lên hơn 295 tỷ đồng, nên doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm giảm 8% xuống còn hơn 12.644 tỷ đồng.

Mặt khác, lợi nhuận từ hoạt động tài chính cao gấp 3.9 lần cùng kỳ lên hơn 5.295 tỷ đồng, chủ yếu nhờ lãi tiền gửi ngân hàng tăng 50% lên hơn 1.652 tỷ đồng, lãi từ trái phiếu tăng nhẹ 5% lên gần 2.383 tỷ đồng. Đáng chú ý, nửa đầu năm nay, Prudential ghi nhận lãi chưa thực hiện do đánh giá lại các khoản đầu tư của quỹ liên kết đơn vị hơn 1.627 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ hơn 2.180 tỷ đồng.

Mặc dù lợi nhuận hoạt động tài chính tăng mạnh nhưng lợi nhuận hoạt động kinh doanh bảo hiểm rơi tự do khiến lợi nhuận ròng bán niên 2023 của Prudential giảm 41% so với cùng kỳ, còn hơn 1.342 tỷ đồng.

Sau lùm xùm ‘gửi tiết kiệm thành bảo hiểm’, công ty bảo hiểm lao dốc doanh thu, buộc có phản ứng lớn - đầy bất ngờ - Ảnh 4.

Trong nửa đầu 2023, doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Prudential giảm 8% xuống còn hơn 12.644 tỷ đồng. Ảnh minh hoạ.

Động thái thay đổi của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ

Mới đây, AIA đã phát thông báo đến khách hàng bổ sung thành tố vào tên các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Theo AIA, việc bổ sung này “nhằm mục đích tuân thủ các quy định hiện hành của Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2022 và các văn bản hướng dẫn liên quan, đồng thời giúp quý khách hiểu rõ về đặc tính các sản phẩm bảo hiểm”.

Việc bổ sung thành tố này áp dụng cho tên các sản phẩm bảo hiểm thuộc dòng bảo hiểm liên kết đầu tư. Cụ thể, tất cả các sản phẩm bảo hiểm liên kết chung, tên gọi cần có thành tố “bảo hiểm liên kết chung”. Và tất cả các sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị, tên gọi cần có thành tố “bảo hiểm liên kết đơn vị”.

Sau thông báo này, 10 sản phẩm bảo hiểm nhân thọ liên kết đầu tư của AIA đã được đổi tên trên website và các sản phẩm truyền thông liên quan. Chẳng hạn, “An Phúc Trọn Đời Ưu Việt” đã được định danh đầy đủ là “Sản phẩm bảo hiểm liên kết chung An Phúc Trọn Đời Ưu Việt”.

Sau lùm xùm ‘gửi tiết kiệm thành bảo hiểm’, công ty bảo hiểm lao dốc doanh thu, buộc có phản ứng lớn - đầy bất ngờ - Ảnh 5.

Website AIA đã bổ sung thành tố "bảo hiểm liên kết chung" vào tên sản phẩm. Ảnh chụp màn hình.

Việc thay đổi này cũng được các doanh nghiệp khác thực hiện. Prudential đã gọi tên sản phẩm có thành tố như “Sản phẩm bảo hiểm liên kết chung PRU-AN TÂM TRỌN ĐỜI-Kế hoạch Học vấn”. Manulife, Dai-ichi Life… cũng hoàn tất việc thay đổi.

Bảo hiểm liên kết chung được tách thành hai phần chính bao gồm bảo hiểm rủi ro và bảo hiểm đầu tư. Người tham gia bảo hiểm cũng có thể đóng thêm phí bảo hiểm để tham gia vào quỹ liên kết chung. Tuy nhiên, đúng theo quy định thì mức phí này không được vượt quá 5 lần mức phí bảo hiểm năm đầu (đóng định kỳ), không quá 50% phí bảo hiểm lần đầu (đóng 1 lần).

Quyền lợi của bảo hiểm liên kết chung được tách bạch riêng biệt về loại bảo hiểm rủi ro (bao gồm chi phí chi trả cho các rủi ro như tử vong, thương tật vĩnh viễn) và chi phí quyền lợi đầu tư (phần mà người tham gia bảo hiểm nhận được nhờ quá trình đầu tư).

Người tham gia bảo hiểm được quyền hưởng toàn bộ kết quả đầu tư từ các quỹ liên kết chung. Doanh nghiệp bảo hiểm luôn thực hiện thông báo cho khách hàng về các thông tin hoạt động của quỹ liên kết chung.

Cơ cấu phí và quyền lợi của bảo hiểm liên kết đơn vị tách bạch giữa bảo hiểm rủi ro và phần đầu tư. Người mua bảo hiểm có thể linh hoạt thỏa thuận phí bảo hiểm và số tiền trong hợp đồng.

Doanh nghiệp bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm đều được quyền thỏa thuận về mức độ quyền lợi bảo hiểm rủi ro theo đúng quy định. Người tham gia bảo hiểm cũng có quyền được lựa chọn các mức độ đầu tư phù hợp với nhu cầu cũng như khả năng tài chính của mình.

Đồng thời, nếu khi tham gia bảo hiểm, khách hàng không may mắn gặp tai nạn hoặc tử vong thì công ty bảo hiểm đó sẽ tiến hành chi trả lại toàn bộ giá trị đã cam kết trong hợp đồng.

Link nội dung: https://tiepthiinfo.vn/sau-lum-xum-gui-tiet-kiem-thanh-bao-hiem-cong-ty-bao-hiem-lao-doc-doanh-thu-buoc-co-phan-ung-lon-day-bat-ngo-a106493.html