Nhiều gói ưu đãi để thúc đẩy cho vay tiêu dùng

Với việc tín dụng tăng trưởng âm trong hai tháng đầu năm, bên cạnh vốn cho sản xuất, nhiều ngân hàng đang đẩy mạnh cho vay tiêu dùng với nhiều gói ưu đãi nhằm tăng sức cầu cho nền kinh tế, góp phần hỗ trợ đầu ra cho sản xuất, kinh doanh.

Các ngân hàng thương mại đang nỗ lực đẩy mạnh cho vay tiêu dùng bằng nhiều gói lãi suất ưu đãi - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Các ngân hàng thương mại đang nỗ lực đẩy mạnh cho vay tiêu dùng bằng nhiều gói lãi suất ưu đãi - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Sau khi tăng trưởng âm 0,93% trong tháng 1-2024, theo thông tin từ

Lãi suất cho vay tại các ngân hàng đã giảm mạnh so với trước - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Thông tin từ NHNN cho biết sẽ có buổi sơ kết chương trình tín dụng 20.000 tỉ đồng cho công nhân vay để có thể triển khai mở rộng với sự tham gia của các NH thương mại và công ty tài chính khác thay vì chỉ hai công ty tài chính HDSaison và FE Credit. Sau 2 năm triển khai, tính đến cuối năm 2023, chương trình đã giải ngân được hơn 10.050 tỉ đồng.

Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế, việc các NH thương mại xoay xở để đưa vốn ra bằng cách cho vay tiêu dùng là phù hợp, do hoạt động sản xuất kinh doanh nhiều ngành, lĩnh vực còn có khó khăn. Nếu muốn hỗ trợ sản xuất kinh doanh, trước hết phải thúc đẩy cho vay tiêu dùng.

Như vậy, hỗ trợ mới có ý nghĩa, doanh nghiệp mới phục hồi, nền kinh tế sẽ phát triển khởi sắc trở lại. Trong thực tế, tín dụng cho vay tiêu dùng của Việt Nam chiếm khoảng 21% tổng dư nợ của nền kinh tế. So với các nước trong khu vực, tỉ lệ này còn rất khiêm tốn. Tuy nhiên, nguyên tắc cho vay là phải đảm bảo an toàn hệ thống, tránh nợ xấu phát sinh.

Đánh giá về tăng trưởng tín dụng nền kinh tế 2 tháng đầu năm giảm so với cuối năm 2023, ông Thịnh cho rằng không đáng lo ngại vì phù hợp với diễn biến thị trường, khi nhu cầu sản xuất kinh doanh giảm... Hơn nữa, mức giảm của tháng 2 cũng ít hơn so với tháng 1 nên kỳ vọng tín dụng trong tháng 3 sẽ tăng trưởng trở lại.

Đặc biệt ngay từ đầu năm, Chính phủ, Thủ tướng, NHNN đã có chỉ đạo, có giải pháp để tín dụng NH đáp ứng kịp thời, hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Những động thái này cũng sẽ góp phần cải thiện tăng trưởng tín dụng.

Ngân hàng mong gia hạn thông tư 02

Trao đổi với Tuổi Trẻ, lãnh đạo nhiều NH cho biết đang kỳ vọng được gia hạn thông tư 02 nhằm đẩy mạnh tái cơ cấu nợ, không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp giảm áp lực trả nợ vay, giảm chi phí lãi vay để duy trì và phục hồi sản xuất kinh doanh, mà còn giúp các NH giảm áp lực nợ xấu tăng.

Ông Đỗ Thanh Sơn, phó tổng giám đốc phụ trách điều hành VietinBank, cho hay đến nay NH này đã cơ cấu lại nợ cho khoảng 290 khách hàng, với số dư nợ khoảng 18.000 tỉ đồng. Tuy nhiên theo ông Sơn, khách hàng còn khó khăn trong những tháng đầu năm nên cần có thời gian trả nợ vay NH. Phó tổng giám đốc Techcombank Phạm Quang Thắng cũng kiến nghị được gia hạn thêm thời gian đối với việc cơ cấu và trả nợ tại thông tư 02 để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thời gian trả nợ.

Theo các NH, khó khăn của thị trường đang ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Do vậy, khi thông tư 02 hết hiệu lực, khả năng nợ xấu sẽ tăng. Nếu không được gia hạn thông tư 02, sẽ khó khăn cho khách hàng và cả NH. Ông Đào Minh Tú cho biết NHNN ủng hộ chủ trương kéo dài thông tư 02, còn thời gian kéo dài thêm bao lâu sẽ cần có đánh giá kỹ hơn.

Thủ tướng yêu cầu công khai lãi suất cho vay bình quân để dân dễ chọn nơi lãi suất thấpThủ tướng yêu cầu công khai lãi suất cho vay bình quân để dân dễ chọn nơi lãi suất thấp

Thủ tướng yêu cầu công bố công khai lãi suất cho vay bình quân để người dân, doanh nghiệp thuận lợi trong việc tiếp cận tín dụng, lựa chọn ngân hàng để vay vốn.

Link nội dung: https://tiepthiinfo.vn/nhieu-goi-uu-dai-de-thuc-day-cho-vay-tieu-dung-a110994.html