Theo thông tin đơn tố cáo phản ánh về tình trạng buôn bán kinh doanh các mặt hàng Flycam, máy Robot hút bụi.... các mặt hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không thể xuất hóa đơn VAT buôn bán công khai qua mặt cơ quan chức năng tại 1 hệ thống cửa hàng FLYCAMVN tại địa chỉ 138 Trần Lựu, phường An Phú quận 2, TPHCM.
Hệ thống cửa hàng FLYCAMVN nơi buôn bán các mặt hàng nhập lậu, trốn thuế
Theo thông tin phản ánh để nắm bắt thông tin khách quan PV đã tới cửa hàng với vai trò là một khách hàng tới mua sản phẩm, tại cửa hàng nhân viên tên Hoàng của hệ thống FLYCAMVN tư vấn cho PV về các sản phẩm mà cửa hàng đang cung cấp trên thị trường về mặt hàng Flycam thì chủ yếu các dòng máy thương hiệu DJI Mavic, và các dòng máy Roboot hút bụi có các mức giá thấp nhất từ 3 triệu đến mấy trục triệu đồng tùy thuộc vào các dòng khác nhau, khi PV hỏi sản phẩm muốn mua xuất hóa đơn VAT về công ty để báo cáo thuế thì anh Hoàng nói “bên em không xuất VAT chỉ ghi phiếu ghi tay nếu muốn có hóa đơn chỉ có Bộ Quốc Phòng nhập về mới có COCQ và VAT thôi bên em không thể xuất được, bên em bán cho bên công an, quân đội, bên công ty bất động sản, năng lượng mặt trời, nhà báo.... đều như thế”.
Nhân viên cửa hàng kiểm tra máy bay Flycam mới cho khách hàng trước khi vận hành
Theo như tư vấn của nhân viên tại cửa hàng thì các mặt hàng mà cơ sở này vẫn đáng bán ra mỗi ngày đều là những mặt hàng thuộc trong danh mục cấm nhập khẩu, trái với quy định của pháp luật. Dư luận đang cần một câu trả lời từ phía cơ quan chức năng. Mà cụ thể là Cục quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh, Công an kinh tế và phòng chống buôn lậu thành phố Hồ Chí Minh phải nhanh tay vào cuộc, Đồng thời, chống thất thoát nguồn thu ngân sách của nhà nước.
Trong thời gian gần đây, các thiết bị đồ chơi điều khiển từ xa, máy bay không người lái như Drone, flycam đã thâm nhập vào thị trường Việt Nam và ngày càng trở thành trào lưu mới của những người yêu công nghệ trong nước.
Mặc dù là thiết bị đồ chơi nhưng nó được xếp vào danh sách tàu bay không người lái (quy định tại điều 3 nghị định 36/2008 NĐ-CP ngày 28/3/2008). Bên cạnh đó hoạt động bay của các thiết bị trên tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy hiểm cho các hoạt động bay quân sự và dân dụng, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện cho các thế lực thù địch lợi dụng làm phương tiện để thực hiện các hành vi gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị nhất là vào các dịp cao điểm, lễ, tết.Để siết chặt tình hình sử dụng các thiết bị trên tại Việt Nam, vào ngày 21/7/2015 , Bộ Quốc Phòng nước ta đã gửi công văn số 6321/BQP-TM tới các bộ ban ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nhằm nêu rõ sự cần thiết trong việc cấp phép, quản lý, kinh doanh các máy báy không người lái, máy bay siêu nhẹ đang bùng phát hiện nay.
Theo Nghị Định 98/2020/NĐ-CP
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2. Các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định tại Nghị định này bao gồm:
a) Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy phép kinh doanh, trừ trường hợp đã được quy định tại nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác;
b) Hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh; sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng cấm;
c) Hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; hàng hóa lưu thông trong nước bị áp dụng biện pháp khẩn cấp; hàng hóa quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác;
Các hình thức xử phạt chính:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Các hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm).
k) Buộc thu hồi tên miền “.vn” của website thương mại điện tử hoặc buộc gỡ bỏ ứng dụng di động trên các kho ứng dụng hoặc trên các địa chỉ đã cung cấp.
4. Mức phạt tiền:
a) Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm là 200.000.000 đồng đối với cá nhân và 400.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm p khoản 2 Điều 33, khoản 2 Điều 34, điểm b khoản 4 Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.
PHÓNG VIÊN