Chứng khoán tuần mới: Lực cầu vẫn yếu, thị trường ra sao sau cú sốc?

Sau nhịp điều chỉnh mạnh, định giá thị trường chứng khoán về mức thấp hơn. Tuy nhiên rủi ro từ vĩ mô quốc tế vẫn còn, lực cầu trong nước còn yếu...

VN-Index đóng cửa tuần giao dịch thứ 32 của năm nay tại 1.223,64 điểm, giảm 12,96 điểm (-1,05%) so với cuối tuần trước - Ảnh: QUANG ĐỊNH

VN-Index đóng cửa tuần giao dịch thứ 32 của năm nay tại 1.223,64 điểm, giảm 12,96 điểm (-1,05%) so với cuối tuần trước - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Sau phiên điều chỉnh mạnh đầu tuần trước do chịu cú sốc từ thị trường tài chính toàn cầu, chỉ số Cho vay ‘chơi’ chứng khoán: Điểm chung từ những ông lớn ‘áp đảo’ thị trườngTiền vào chứng khoán lèo tèo, loạt tin mới sắp công bố có kích hoạt nhịp hồi?Tiền vào chứng khoán lèo tèo, loạt tin mới sắp công bố có kích hoạt nhịp hồi?ĐỌC NGAY

Trong nước, thị trường cũng đón nhận thông tin hỗ trợ khi kết quả kinh doanh quý 2 của các doanh nghiệp niêm yết tăng trưởng vượt dự báo. 

Sau nhịp điều chỉnh mạnh, định giá thị trường cũng về mức hấp dẫn hơn, từ đó kích thích dòng tiền "bắt đáy" nhập cuộc.

Chúng tôi vẫn duy trì quan điểm tích cực đối với triển vọng của chứng khoán Việt Nam trong 6 - 12 tháng tới dựa vào một số yếu tố.

Thứ nhất, kết quả kinh doanh tích cực quý 2 vừa qua đã củng cố cho dự báo lợi nhuận toàn thị trường có thể tăng trưởng 18% cả năm 2024.

Thứ hai, kịch bản Fed hạ lãi suất điều hành 2 - 3 lần từ nay đến cuối năm đang dần trở nên hiện hữu. Điều này sẽ giúp giảm bớt áp lực tỉ giá và NHNN Việt Nam có thể linh hoạt hơn để bơm thanh khoản vào hệ thống. Qua đó giúp duy trì mặt bằng lãi suất trong nước ở mức hấp dẫn để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Chúng tôi vẫn giữ nguyên quan điểm VN-Index có thể đóng cửa năm 2024 ở vùng 1.300 - 1.350 điểm và nếu trong kịch bản tích cực 1.400 điểm.

Khi chỉ số kiểm định lại vùng 1.200 điểm sẽ là cơ hội tốt để nhà đầu tư dài hạn xem xét gia tăng tỉ trọng cổ phiếu và xây dựng danh mục đầu tư cho tầm nhìn 6 - 12 tháng tới.

Ưu tiên các nhóm ngành có triển vọng kinh doanh cải thiện như ngân hàng và xuất nhập khẩu (dệt may, thủy sản, sắt thép)...

Tuy vậy, nhà đầu tư lưu ý duy trì tỉ trọng danh mục ở mức hợp lý (60 - 70% cổ phiếu) và không sử dụng đòn bẩy để quản trị rủi ro khi trong ngắn hạn thị trường vẫn còn nguy cơ rung lắc mạnh.

Lực cầu vẫn còn yếu

* Ông Phạm Quang Chương - chuyên gia Chứng khoán Phú Hưng:

- Thị trường đảo chiều tăng điểm khá tốt trong phiên cuối tuần trước. Mặc dù thanh khoản sụt giảm, nhưng bên mua hoàn toàn chiếm được ưu thế. Nhiều cổ phiếu từ bluechips đến nhóm vừa và nhỏ tăng với biên độ rộng.

Đáng chú ý, diễn biến giao dịch của khối ngoại trong phiên cuối tuần có đóng góp không nhỏ cho đà tăng của thị trường chung. Cụ thể, phần lớn các mã được khối ngoại mua nhiều nhất đều bật tăng khá tích cực.

Về mặt kỹ thuật, VN-Index cuối tuần qua có phiên tăng khá tốt. Tín hiệu vẫn tiếp tục nhịp hồi với nến tăng đặc trở lại, tuy nhiên khối lượng vẫn chỉ ở mức thấp, cho thấy lực cầu vẫn còn yếu, khả năng vẫn chỉ đang tiếp tục nhịp hồi nhưng khó có thể kéo dài lên vùng cản cao hơn. Vùng cản cần chú ý sẽ ở 1.237 - 1.257.

Giá bán USD rơi mạnh, chứng khoán ‘xanh rì’ trở lạiGiá bán USD rơi mạnh, chứng khoán ‘xanh rì’ trở lại

Dù dòng tiền vẫn còn tỏ ra thận trọng, song thị trường chứng khoán đã đón nhận thêm một số thông tin mang tính chất xúc tác để tăng trở lại.

Link nội dung: https://tiepthiinfo.vn/chung-khoan-tuan-moi-luc-cau-van-yeu-thi-truong-ra-sao-sau-cu-soc-a126867.html