Chính thức khởi tố bắt tạm giam 4 tháng với 5 nguyên cán bộ Thanh tra tỉnh | ||
Công ty cổ phần nước Thanh Hóa thông báo bán đấu giá cổ phần |
Cảng quốc tế Nghi Sơn (ảnh minh họa) |
Theo báo cáo của Sở GT-VT, quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Bắc Trung Bộ (nhóm 2) giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Bộ GT-VT phê duyệt thì hệ thống cảng biển ở tỉnh Thanh Hoá bao gồm: Cảng Nghi Sơn và các cảng sông.
Trong đó, Cảng Nghi Sơn là cảng tổng hợp Quốc gia, đầu mối khu vực loại I, tiếp nhận tầu đến 50.000DWT (riêng khu bến đảo Hòn Mê tiếp nhận tầu đến 400.000DWT); lượng hàng thông qua cảng dự kiến vào năm 2020 khoảng 32,7 đến 38,7 triệu tấn/năm; năm 2030 khoảng 56,4 đến 65,6 triệu tấn/năm.
Cảng Lễ Môn, TP Thanh Hóa; Cảng Quảng Châu, TP Sầm Sơn; Cảng Quảng Nham, huyện Quảng Xương là các bến cảng tổng hợp địa phương loại II, tiếp nhận tàu tải trọng đến 1.000 tấn; lượng hàng thông qua cảng dự kiến năm 2020 khoảng 0,75 triệu tấn/năm, năm 2030 khoảng 1,5 triệu tấn/năm.
Theo quy hoạch điều chỉnh, mở rộng Khu kinh tế Nghi Sơn (KKTNS), tỉnh Thanh Hóa đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Cảng Nghi Sơn đươc mở rộng từ 3 khu vực chính (khu bến cảng chuyên dụng, khu bến cảng tổng hợp, khu bến cảng container) với 48 cầu tàu lên khoảng 60 cầu tàu; nâng cấp khả năng tiếp nhận cỡ tàu từ 50.000 DWT lên từ 70.000 – 100.000 DWT và cảng Nghi Sơn sẽ là cảng đa tính năng, cảng biển lớn nhất Bắc Trung bộ.
Hiện tại, cảng Nghi Sơn đã có 21 bến đi vào hoạt động. Ngoài ra, khu cảng container (10 bến) đã chấp thuận chủ trương đầu tư, hiện đang triên khai xây dựng. Tháng 5-2019, Tập đoàn CMA – CGM (Pháp) đã khai trương tuyến vận tải container quốc tế. Cảng Lễ Môn liên tục được đầu tư nâng cấp, cải tạo, đến nay lượng hàng thông qua cảng đạt khoảng 500 nghìn tấn/năm. Bộ GT-VT đã cho phép Cảng Lễ Môn khai thác tiếp nhận tàu đến 3.000 DWT giảm tải.
Riêng hai cảng Quảng Châu và Quảng Nham, đang được kêu gọi đầu tư xây dựng. Ngoài ra, theo điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2072/QĐ-TTg ngày 22-12-2018 và theo quy hoạch điều chỉnh, mở rộng KKTNS, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê, tại KKTNS có quy hoạch cảng cạn (Depot – ICD) kết hợp với Trung tâm logistics cấp vùng và ga đường sắt.
Thứ trưởng Bộ GT-VT Nguyễn Văn Công phát biểu kết luận tại buổi làm việc(ảnh Báo Thanh Hóa) |
Tuy nhiên, trong khai thác cảng biển Nghi Sơn, chưa có cảng container chuyên dùng để thu hút hàng container trong tỉnh cũng như các tỉnh trong vùng như Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh... Hệ thống giao thông kết nối đưa rút hàng khỏi cảng biển phụ thuộc nhiều vào đường bộ, chưa tận dụng hết lợi thế của các phương thức vận tải khác. Thương hiệu cảng container quốc tế Nghi Sơn chưa được nhiều khách hàng trong nước và trên thế giới biết đến; nhiều lượng hàng container đang được vận chuyển theo đường bộ ra cảng biển Hải Phòng để đi các cảng biển khác. Hạ tầng cảng, hạ tầng giao thông kết nối với cảng chưa được đầu tư theo quy hoạch, như: Nạo vét luồng tàu (đoạn từ bến số 4 đến đê Bắc); tuyến đường sắt kết nối từ đường sắt Bắc - Nam xuống cảng Nghi Sơn... Độ sâu luồng tàu ra vào cảng nông làm hạn chế năng lực khai thác của Cảng Lễ Môn.
Tại buổi làm việc Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, Mai Xuân Liêm cũng đã đưa ra một số kiến nghị Bộ GT-VT xem xét giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến phát triển hệ thống Cảng Nghi Sơn, phát triển hệ thống cảng cạn của Thanh Hóa hiện nay.
Kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ GT-VT Nguyễn Văn Công đánh giá cao tỉnh Thanh Hóa trong quản lý nhà nước và phát triển hạ tầng cảng biển trong những năm qua; trong đó nhấn mạnh sự phát triển nhanh và khá hiệu quả của hệ thống cảng biển Nghi Sơn.
Cũng tại buổi làm việc Thứ trưởng Bộ GTVT yêu cầu Cục Hàng Hải Việt Nam và đơn vị tư vấn phải rà soát lại thực trạng phát triển cảng trên thực tế, phân tích xu hướng phát triển kinh tế - xã hội và các vấn đề liên quan để có định hướng cụ thể cho phát triển hệ thống cảng của tỉnh Thanh Hóa. Đồng thời Thứ trưởng Bộ GTVT cũng đã trả lời một số vấn đề mà lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đưa ra và yêu cầu Cục Hàng hải Việt Nam phối hợp với Sở GT-VT Thanh Hóa và các đơn vị, doanh nghiệp liên quan, tổ chức các buổi làm việc, đề xuất hướng giải quyết. Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm tiếp thu các ý kiến tại buổi làm việc, bổ sung vào các nội dung liên quan đến định hướng phát triển cảng khu vực tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Link nội dung: https://tiepthiinfo.vn/quy-hoach-phat-trien-cang-bien-cang-can-khu-vuc-thanh-hoa-giai-doan-2020-2030-tam-nhin-den-2050-a5988.html