Ba lý do giúp ông Biden lật lại ở vùng Trung Tây

Nếu giành lại được bang Pennsylvania, ông Biden sẽ lấy lại được hoàn toàn “Bức tường Xanh” mà bà Hillary Clinton đã để mất vào năm 2016.

Cách biệt dẫn trước của Tổng thống

Người biểu tình ở bang Michigan đòi hỏi mọi lá phiếu phải được kiểm. Ảnh: New York Times.

Lấy lại cử tri da trắng, tầng lớp lao động

Hạt Lackawanna, bang Pennsylvania, nơi có quê hương Scranton của ông Biden, là nơi đặc biệt được chú ý, khi hai ứng viên tới vận động nhiều lần và phủ đầy quảng cáo chính trị.

Hạt này từng nằm an toàn trong tay đảng Dân chủ từ năm 1984. Năm 2012, ông Obama thắng với cách biệt 27%. Nhưng năm 2016, bà Clinton thắng chỉ 3%, hay nói cách khác, ông Trump và đảng Cộng hòa đã thu hẹp một khoảng cách “chóng mặt” 24% so với bốn năm trước đó - một cơn chấn động trong mắt các nhà thăm dò.

Năm 2020, ông Trump tự tin sẽ còn kéo thêm nhiều % nữa về cho mình ở hạt Lackawanna, nhờ thu hút cử tri lao động da trắng. Nhưng kết cục, ông Biden thắng hạt Lackawanna 8%, tức ông Trump bị trượt tận 5%.

Lackawanna không chỉ là ví dụ đơn lẻ. Hạt Macomb, khu vực ngoại ô có nhiều công nhân “cổ xanh” ở bên ngoài thành phố Detroit, bang Michigan, cũng là nơi “thử thách” sự ủng hộ của nhóm cử tri này với ông Trump.

Hạt Macomb đã dịch về đảng Cộng hòa dần dần trong ba kỳ bầu cử gần đây. Đảng Dân chủ thắng hạt này 9 điểm năm 2008, đến năm 2012 chỉ thắng 4 điểm, để rồi bị mất về tay ông Trump năm 2016 với khoảng cách 12 điểm.

Ông Trump hy vọng năm 2020 sẽ còn thắng hạt Macomb với cách biệt lớn hơn, nhưng cuối cùng, ông thắng hạt này với cách biệt thấp hơn - chỉ 8 điểm.

Đó không chỉ là những con số % đơn thuần, mà còn thể hiện thực tế là ông Trump không thể vượt được thành tích của mình bốn năm trước, ngay cả ở những hạt có nhiều công nhân “cổ xanh”, vốn rất hưởng ứng lời lẽ đả kích thương mại quốc tế của ông.

ket qua bau cu My anh 2

Ông Biden đến thăm một nhà máy ở Wisconsin hồi tháng 9. Ảnh: AFP.

Ở những bang tranh chấp quyết liệt, từng % cách biệt mà mỗi ứng viên gia tăng được hoặc bị mất đi so với bốn năm trước, đều có thể quyết định ai là tổng thống. Hai ví dụ trên cho thấy sự “hụt hơi” của ông Trump trong việc đưa cử tri tầng lớp lao động đến hòm phiếu.

Ông Biden bào mòn “ngoại ô bảo thủ” của ông Trump

Vùng ngoại ô bên ngoài thành phố Milwaukee, bang Wisconsin là một trong những khu ngoại ô bảo thủ nhất ở Mỹ. Ba hạt Waukesha, Ozaukee và Washington bao quanh Milwaukee đã bầu cho Cộng hòa liên tục kể từ 1968, với cách biệt hai chữ số. Các hạt này đa số là người da trắng, giàu có, học vị cao.

Đến năm 2016, họ vẫn bầu Cộng hòa. Ông Trump thắng ba hạt trên với cách biệt lần lượt là 27%, 19%, 40%.

Nhưng bốn năm sau, ông Trump chỉ thắng lần lượt là 21%, 12% và 38% - tức cách biệt đã giảm đi ở cả ba hạt.

ket qua bau cu My anh 3

Một điểm kiểm phiếu ở thành phố Milwaukee, Wisconsin. Ảnh: New York Times.


Nếu chỉ nhìn vào một hạt, sự dịch chuyển không nhiều ý nghĩa. Nhưng nhìn vào cả ba, bức tranh có thể đang hiện rõ hơn. Có thể vùng ngoại ô Milwaukee là một “lát cắt” đại diện cho các vùng ngoại ô đa phần người da trắng, giàu có ở khắp vùng Trung Tây - những vùng có thể quyết định nước Mỹ có Tổng thống Trump hay Tổng thống Biden.

Kết quả chưa chính thức ở bang Wisconsin cho thấy ông Biden nhiều hơn 20.000 phiếu. Với cách biệt hẹp như vậy, có nhiều yếu tố cùng mang tính quyết định. Nhưng trong đó, không thể không kể đến việc ông Trump mất đi một chút ủng hộ ở ngoại ô Milwaukee.

Hạt Livingston là ví dụ tương tự ở Michigan, và là một hạt “siêu bảo thủ”, là nơi áp đảo nhất của đảng Cộng hòa tại bang này. Tương tự, ông Trump thắng ở hạt này 30% năm 2016, nhưng năm nay chỉ thắng 22,5%. Vẫn là cách biệt thuyết phục, nhưng đồng thời cũng kém đáng kể so với năm 2016.

Mọi cách biệt đều quan trọng trong các cuộc đua sát nút. Câu chuyện của bầu cử 2020, ở vùng Trung Tây và các nơi khác, là câu chuyện ông Biden “bào mòn” được cách biệt của ông Trump ở các vùng ngoại ô bảo thủ, nơi ông Trump tưởng mình áp đảo, an toàn.

ket qua bau cu My anh 4

Trong những ngày cuối chiến dịch, ông Biden đã tập trung vào vùng Trung Tây, bao gồm chuyến đi đến Michigan hôm 31/10. Ảnh: New York Times.

Cử tri da đen đồng loạt bỏ phiếu

Có những kết luận tương đối hiển nhiên trong chính trị Mỹ. Một trong những điều đó là: Bà Clinton thua ông Trump năm 2016 vì không huy động được cử tri da đen.

Nhưng ông Biden không mắc sai lầm này.

Chẳng hạn ở hạt Milwaukee, Wisconsin, nơi có nhóm cử tri da đen lớn nhất ở bang. Năm 2012, ông Obama giành được 328.000 phiếu ở hạt này. Năm 2016, bà Clinton chỉ được dưới 289.000 phiếu. Năm nay, ông Biden làm tốt hơn hẳn bà Clinton, giành được 317.000.

Tương tự, ở thành phố Detroit, thuộc hạt Wayne, bang Michigan, thành phố mà hơn 80% là người da đen. Năm 2012, ông Obama giành gần 596.000 phiếu ở hạt Wayne. Năm 2016, bà Clinton giành 520.000. Ông Biden giành được 587.000, cũng vượt xa bà Clinton.

Một lần nữa, ở những cuộc đua sát nút, từng % ở từng nhóm cử tri cũng có thể vô cùng quý giá. Ông Biden không cần phải đạt những kỷ lục như ông Obama về số cử tri da đen, mà ông chỉ cần làm tốt vượt bậc so với bà Clinton là đủ.

Nếu ông lặp lại được thành tích này ở Pennsylvania, cửa vào Nhà Trắng sẽ rộng mở.

Zing từ Mỹ: Cuộc đua có thể kết thúc sớm trong hôm nay Jesse Hardman của Zing nói bang Pennsylvania "hoàn toàn có thể" thông báo người thắng cử trong tối 5/11 (trưa giờ Việt Nam). Nếu Biden thắng, cuộc đua sẽ chính thức an bài.

Link nội dung: https://tiepthiinfo.vn/ba-ly-do-giup-ong-biden-lat-lai-o-vung-trung-tay-a8937.html