Chống buôn lậu, hàng gian, hàng giả: Cần sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị

Admin

13/11/2020 09:30

Nhận định trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, tình hình buôn lậu, chống hàng gian, hàng giả - nhất là trên môi trường mạng - ngày càng phức tạp, tinh vi, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, cần sớm hoàn thiện khung khổ pháp lý, sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị.

Đề cao trách nhiệm người đứng đầu Nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại trong hội nhập

Những bước chuyển tích cực

Trả lời đại biểu Phạm Tất Thắng (Vĩnh Long) nêu phản ánh của cử tri băn khoăn về công tác phòng, chống hàng gian, hàng giả trên thị trường trực tiếp cũng như môi trường mạng, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, đây là vấn đề thường xuyên được đại biểu, cử tri quan tâm trong các kỳ họp Quốc hội.

Theo Bộ trưởng, sau 2 năm, lực lượng quản lý thị trường được tổ chức lại hệ thống ngành dọc xuyên suốt đã có nhiều nỗ lực trong việc ngăn chặn và đấu tranh chống hàng lậu, hàng giả, hàng kém phẩm chất trên địa bàn của cả nước và trên môi trường thương mại điện tử.

Chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém phẩm chất: Cần sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị
Đại biểu Phạm Tất Thắng (Vĩnh Long) đặt câu hỏi với Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh

Cụ thể là đối với hàng lậu, hàng gian lận thương mại trên môi trường trực tiếp: Trong năm 2019 và năm 2020, chúng ta đã có rất nhiều nỗ lực và có những tiến bộ, đặc biệt là các lực lượng quản lý thị trường phối hợp với lực lượng 389 của các địa phương và Trung ương đã tập trung đánh mạnh vào các hệ thống buôn lậu và được tổ chức rất tinh vi tại nhiều địa phương. Điển hình mới đây nhất, lực lượng quản lý thị trường đã bắt những trung tâm hàng lậu rất lớn từ Lào Cai với quy mô đến hơn 10.000 mét vuông, có tới hơn 2.000 chủng loại hàng hóa, xin lỗi là hơn 200.000 chủng loại hàng hóa, đánh thẳng vào trung tâm sản xuất hàng lậu, hàng giả tại Ninh Hiệp, Hải Dương rồi những trung tâm thương mại lớn chuyên buôn hàng lậu, hàng giả tại TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Ninh...

Trên thực tế, số lượng, quy mô cũng như tổ chức trong việc đánh hàng lậu, hàng giả đã được nâng cấp và có hiệu quả rõ rệt. Đặc biệt, có sự phối hợp dưới sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng ban 389 thì quản lý thị trường cùng với Ban 389 đã triển khai tốt và các hoạt động rất tích cực trên địa bàn ngay từ vùng biên giới.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại trong công tác phòng chống buôn lậu, hàng giả, hàng gian lận thương mại, nhất là trong trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với thế giới. Lợi nhuận rất cao từ lĩnh vực buôn lậu và buôn bán hàng giả đã tạo điều kiện cho các đối tượng và tổ chức tham gia rất sâu vào tội phạm này.

Cần sự vào cuộc đồng bộ

Chính vì thế, đòi hỏi phải có sự chung tay vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của chính quyền Trung ương và địa phương, trong đó, phải tăng cường hơn nữa vai trò lực lượng chức năng trong 389 ngay từ biên giới để đảm bảo không có thẩm lậu hàng hóa và trong nước, trong đất liền thì lượng quản lý thị trường phải tập trung quyết liệt đấu tranh đối với trung tâm hàng buôn lậu, hàng giả...

Đối với thương mại điện tử, đây là lĩnh vực mới, có sự tăng trưởng rất nhanh chóng. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, hệ thống quản lý và các cơ sở pháp lý của chúng ta hiện nay còn thiếu, chưa đồng bộ, cũng như sự phối hợp trong một số cơ quan chức năng như: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công thương, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính... vẫn còn những tồn tại nhất định. Điều này đã khiến các hoạt động bán hàng trên mạng xã hội chưa được kiểm soát chặt chẽ.

"Vì vậy, mục tiêu và nhiệm vụ tới đây của chúng tôi là xây dựng lại Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ; trong đó xác định trách nhiệm của tất cả các cơ chế có liên quan trong đấu tranh ngăn chặn và đảm bảo thu thuế cũng như đấu tranh với loại gian lận thương mại điện tử gắn với các hoạt động quảng cáo, giới thiệu hàng hóa trên môi trường mạng" - Bộ trưởng nêu giải pháp.

Bên cạnh đó, triển khai, áp dụng mạnh mẽ các chế tài đã được quy định tại Nghị định 98 và một số quy định khác đã ban hành. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật, bởi vì tập quán, thói quen của người tiêu dùng đối với những hàng giả, hàng kém phẩm chất đã định hình trong một thời gian dài.

Nhóm phóng viên

TagTag:

Tin mới hơn

ASEAN 37: Tiếp tục khẳng định bản lĩnh ASEAN, vượt qua sóng gió thời cuộc ASEAN 37: Tiếp tục khẳng định bản lĩnh ASEAN, vượt qua sóng gió thời cuộc Việt Nam lần đầu tiên có nữ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lần đầu tiên có nữ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Chính thức khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 Chính thức khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 Quốc hội miễn nhiệm và thảo luận bổ nhiệm chức vụ Bộ trưởng, trưởng ngành Quốc hội miễn nhiệm và thảo luận bổ nhiệm chức vụ Bộ trưởng, trưởng ngành

Tin cũ hơn

Chính thức thông qua Luật Biên phòng Việt Nam Quốc hội quyết nghị chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2021 khoảng 6% 64 thủ tục hành chính đã được Bộ Công Thương áp chuẩn ISO Chủ tịch Quốc hội yêu cầu thực hiện 9 nhóm vấn đề Việt Nam là 1 trong 12 nền kinh tế mới nổi thành công nhất Đề nghị kiểm điểm công chức Bộ Khoa học và Công nghệ về vụ việc Thuận Phong Bộ Công Thương ra công điện khẩn ứng phó với bão số 12
[Xem thêm]

Bạn đang đọc bài viết "Chống buôn lậu, hàng gian, hàng giả: Cần sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị" tại chuyên mục THƯƠNG HIỆU. Mọi thông tin phản hồi, góp ý xin gửi về địa chỉ email: phutrachnoidung@gmail.com hoặc liên hệ hotline: 0903 78 12 09.