Kịch bản bất ngờ bầu cử Mỹ: Điều gì xảy ra khi Trump-Biden "hòa nhau"?

Admin

06/11/2020 08:26

Cuộc bầu cử Mỹ vẫn có một kịch bản hai ứng viên Donald Trump và Joe Biden “hòa nhau” và không có ai đủ điều kiện để thắng cử tổng thống.

Tiêu điểm - Kịch bản bất ngờ bầu cử Mỹ: Điều gì xảy ra khi Trump-Biden 'hòa nhau'?

Tổng thống Trump sẵn sàng đưa cuộc bầu cử Mỹ kết thúc ở tòa án.

Kịch bản hòa

Bước vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020, các chuyên gia đã thảo luận rất nhiều kịch bản tiềm năng sau ngày bầu cử, khi cán cân chiến thắng thay đổi liên tục giữa Tổng thống Donald Trump và đối thủ đảng Dân chủ Joe Biden, thậm chí một cuộc chiến pháp lý cũng có khả năng được mở ra.

Tổng thống Donald Trump cho đến thời điểm ngày 5/11 đã thu được 214 phiếu đại cử tri, xếp sau đối thủ Joe Biden, người đã giành được 264 phiếu trong tổng số 270 phiếu cần thiết để tuyên bố chiến thắng.

Bất chấp các dự đoán về một chiến thắng dành cho đảng Dân chủ, ông Trump vẫn tự tin nói tại Nhà Trắng: “Chúng tôi đã sẵn sàng để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử này… Thành thật mà nói, chúng tôi đã thắng cuộc bầu cử”. Bên cạnh đó, ông Trump nói thêm rằng kết quả hiện tại là "một vụ lừa đảo lớn đối với quốc gia của chúng ta", cáo buộc đối thủ gian lận bầu cử.

Về phần mình, đảng viên đảng Dân chủ Joe Biden đã bày tỏ sự lạc quan rằng ông sẽ giành được đủ số bang để trở thành tổng thống. Phát biểu từ Trung tâm Chase ở Wilmington, Delaware, ông nói: “Khi cuộc kiểm phiếu kết thúc, chúng tôi tin rằng mình sẽ là người chiến thắng”.

Cuộc chạy đua bầu cử gay cấn và những tuyên bố đối đầu của hai ứng cử viên Nhà Trắng đã khiến các chuyên gia bầu cử xem xét kỹ hơn các kịch bản pháp lý có thể xảy ra nếu kết quả bầu cử gây ra tranh cãi.

Hy hữu hơn, cuộc bầu cử vẫn có một kịch bản hai ứng viên “hòa nhau” khi không có ai đủ điều kiện để thắng cử tổng thống.

Nếu cả hai ứng cử viên đều không đạt được đa số phiếu đại cử tri, hoặc cả hai ứng cử viên đều kết thúc với 269 phiếu bầu, thì điều này sẽ kích hoạt “cuộc bầu cử dự phòng” theo Tu chính án 12 của Hiến pháp Mỹ. Sau đó, Hạ viện sẽ quyết định ai thắng trong cuộc bầu cử, trong khi Thượng viện chọn phó tổng thống.

Mỗi phái đoàn bang trong Hạ viện nhận được một phiếu bầu duy nhất. Đến nay, đảng Cộng hòa kiểm soát 26 trong số 50 phái đoàn bang, trong khi đảng Dân chủ có 22; một phái đoàn bang chia đều số thành viên hai đảng và một phái đoàn khác có bảy đảng viên Dân chủ, sáu đảng viên Cộng hòa và một đảng viên Tự do.

Trường hợp bầu cử tranh cãi trong Quốc hội cần phải được giải quyết trước thời hạn cố định là ngày 20/1, khi Hiến pháp quy định nhiệm kỳ của tổng thống hiện tại kết thúc.

Nếu Quốc hội không tuyên bố người đảm nhiệm chức vụ tổng thống hoặc phó tổng thống vào thời điểm đó, theo Đạo luật Kế nhiệm Tổng thống, Chủ tịch Hạ viện, hiện là đảng viên Dân chủ, Nancy Pelosi, sẽ giữ vai trò quyền tổng thống.

Ông Trump mở cuộc chiến pháp lý?

Tiêu điểm - Kịch bản bất ngờ bầu cử Mỹ: Điều gì xảy ra khi Trump-Biden 'hòa nhau'? (Hình 2).

Ông Joe Biden.

Quốc hội thường sẽ chứng nhận kết quả cử tri đoàn hai tuần trước ngày nhậm chức. Tuy nhiên, khi Tổng thống Donald Trump và đội ngũ tranh cử của ông đưa ra các thách thức pháp lý về việc kiểm phiếu - cũng như ông Trump chọn ở lại Nhà Trắng cho đến khi cuộc chiến tại tòa án được giải quyết - thì Quốc hội có thể chậm trễ trong việc đưa ra quyết định vào ngày chuyển giao quyền lực 20/1 theo Hiến pháp.

Khi ông Biden đang vượt ông Trump trên con đường giành quyền vào Nhà Trắng, tổng thống đương nhiệm đã báo hiệu rằng ông và đội ngũ tranh cử đã sẵn sàng để cuộc bầu cử năm 2020 được giải quyết tại Tòa án Tối cao.

Nếu vụ kiện của ông Trump đến được Tòa án Tối cao - nơi hiện có ba thẩm phán do tổng thống bổ nhiệm - một quyết định hợp pháp có khả năng sẽ trao chiến thắng cho Donald Trump.

Một trong những vụ kiện tranh cử gây tranh cãi nhất từng diễn ra trong cuộc chạy đua tổng thống năm 2000 giữa ứng cử viên đảng Dân chủ Al Gore và người thách thức từ đảng Cộng hòa George W Bush đã dẫn đến nhiều tuần kiểm phiếu lộn xộn ở Florida sau ngày bầu cử.

Khi cuộc kiểm phiếu lại theo yêu cầu của ông Gore tiếp tục trong ba tuần, người phụ trách đối ngoại của bang Florida thuộc đảng Cộng hòa lúc bấy giờ đã chứng nhận chiến thắng cho ông Bush với 537 phiếu, do đó mang lại cho ông 25 phiếu đại cử tri của bang, đẩy ông vượt qua ngưỡng cần thiết để giành chức tổng thống.

Tuy nhiên, ông Gore đã đệ đơn kiện ở Florida để yêu cầu tiểu bang tiếp tục kiểm lại số phiếu một lần nữa. Tòa án Tối cao Florida ra lệnh cho Florida kiểm lại hàng nghìn lá phiếu theo cách thủ công.

Ông Bush sau đó đã đến Tòa án Tối cao Mỹ để đảo ngược phán quyết của tòa án bang và dừng việc kiểm phiếu lại. Nhờ có năm thẩm phán bảo thủ của Tòa án Tối cao, yêu cầu của Bush đã được chấp thuận. Đối thủ đảng Dân chủ của ông cuối cùng đã nhượng bộ cuộc bầu cử và chấp nhận quyết định của Tòa án Tối cao.

Bạn đang đọc bài viết "Kịch bản bất ngờ bầu cử Mỹ: Điều gì xảy ra khi Trump-Biden "hòa nhau"?" tại chuyên mục TÀI CHÍNH. Mọi thông tin phản hồi, góp ý xin gửi về địa chỉ email: phutrachnoidung@gmail.com hoặc liên hệ hotline: 0903 78 12 09.