Cẩn trọng nguồn trái phiếu phát hành không có tài sản đảm bảo

Admin

28/10/2020 14:30

9 tháng đầu năm 2020, các doanh nghiệp phát hành 341 nghìn tỷ đồng trái phiếu. Nếu loại trừ 98 nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) không có thông tin về tài sản đảm bảo và toàn bộ 101,5 nghìn tỷ đồng trái phiếu ngân hàng và CTCK không có tài sản đảm bảo, số trái phiếu không có tài sản đảm bảo là 43,5 nghìn tỷ.

can trong nguon trai phieu phat hanh khong co tai san dam bao
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Trong nhóm TPDN không có tài sản bảo đảm, nhóm bất động sản chiếm gần một nửa với 20,5 nghìn tỷ đồng (TNR Holdings, Địa ốc Phú Long, CTCP Bất động sản Mỹ, CTCP Đầu tư và Xây dựng Phú Thượng…). Số 22,6 nghìn tỷ TPDN không có tài sản đảm bảo khác là của các doanh nghiệp khác như Sovico, Masan, BCG, IPA…

Có 29,1 nghìn tỷ trái phiếu được bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức phát hành hoặc của bên thứ 3 gồm: 22,9 nghìn tỷ đồng trái phiếu bất động sản (Vinhomes, Phát Đạt, Novaland…) và các trái phiếu của Tổng CTCP Thiết bị Điện VN, Camimex, Uniben, CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM…

Được biết, 9 tháng đầu năm, bất động sản vẫn đứng đầu về lượng TPDN phát hành. Tuy nhiên, trong tổng số 88 doanh nghiệp phát hành, chỉ có 16 doanh nghiệp niêm yết, còn lại là trái phiếu 72 doanh nghiệp chưa niêm yết phát hành.

Lượng trái phiếu các doanh nghiệp năng lượng và khoáng sản 9 tháng đầu năm nay cũng gấp 3,8 lần so với cùng kỳ năm 2019.

Mặc dù tất cả các trái phiếu năng lượng đều có tài sản đảm bảo hoặc được bảo lãnh thanh toán bởi bên thứ 3 và điện mặt trời cũng đang được Nhà nước khuyến khích nhưng SSI cũng khuyến cáo nhà đầu tư cũng nên cẩn trọng vì thời hạn trái phiếu rất dài; mạng lưới truyền tải điện quốc gia chưa đủ đáp ứng công suất các nhà máy điện mặt trời, đặc biệt ở khu vực Bình Thuận, Ninh Thuận; giá ưu đãi 2.086đ/kWh chỉ áp dụng với các dự án điện mặt trời nằm trong quy hoạch và vận hành thương mại trước 1/1/2021 (theo Quyết định 13/2020/QĐ-TTg)…

Hiện tại, Việt Nam chưa có yêu cầu xếp hạng tín nhiệm với TPDN. Dịch vụ xếp hạng tín nhiệm cũng đã được quy định tại Nghị định 88/2014/NĐ-CP cho thấy hành lang pháp lý cho việc thành lập và hoạt động xếp hạng tín nhiệm đã tương đối đầy đủ từ 5 năm trước đây. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại chỉ có 2 doanh nghiệp có giấy phép nhưng mới triển khai dịch vụ xếp hạng tín nhiệm cho rất ít các doanh nghiệp.

Hiện tại, Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA) đang phối hợp với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế như Moody’s, Standard and Poor’s thành lập tổ chức xếp hạng định mức tín nhiệm.

Theo đó, SSI kỳ vọng, hoạt động định hạng tín nhiệm được kỳ vọng sẽ triển khai mạnh hơn trong thời gian tới.

Dòng tiền vào kênh chứng khoán tiếp tục tăng mạnh từ quý II

Đối với thị trường mới nổi, nhà đầu tư thường rót tiền vào 3 kênh phổ biến là trái phiếu, cổ phiếu và tiền tệ ...

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 27/10: Sẽ siết ngân hàng mua trái phiếu doanh nghiệp

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 27/10/2020 do Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam cập nhật có những nội dung ...

DRH Holdings muốn huy động 250 tỷ đồng qua kênh trái phiếu

Hội đồng quả trị CTCP DRH Holdings (HOSE – Mã chứng khoán: DRH) vừa thông qua phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ năm ...

Bạn đang đọc bài viết "Cẩn trọng nguồn trái phiếu phát hành không có tài sản đảm bảo" tại chuyên mục DOANH NGHIỆP. Mọi thông tin phản hồi, góp ý xin gửi về địa chỉ email: phutrachnoidung@gmail.com hoặc liên hệ hotline: 0903 78 12 09.