Theo số liệu của IMF, lãi suất của Việt Nam không cao hơn mặt bằng lãi suất của các nước trong khu vực có trình độ phát triển tương đồng. Trong đó, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa đối với các lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam (4,5%/năm) hiện thấp hơn mức lãi suất cho vay bình quân của ASEAN-4. Liệu thời gian tới, lĩnh vực nào hấp thụ được dòng vốn rẻ và vốn rẻ có tạo động lực tăng trưởng tín dụng hay không.
Cuộc phỏng vấn của phóng viên với Tổng Giám đốc OCB Nguyễn Đình Tùng cũng xoay quanh vấn đề này.
Theo ông, dòng vốn rẻ ngân hàng sẽ chảy vào lĩnh vực nào trong thời gian tới?
Tôi nghĩ rằng, lĩnh vực được ngân hàng quan tâm nhất trong thời điểm này và cả trong tương lai là ngành năng lượng, đặc biệt là năng lượng sạch – một trong những ngành được Chính phủ, NHNN khuyến khích ưu tiên về chính sách. Do đó, các DN đầu tư lĩnh vực này nhận được nhiều ưu đãi của các ngân hàng nhất là về lãi suất. Thực tế hiện nay, các ngân hàng cạnh tranh rất quyết liệt tìm khách hàng trong lĩnh vực này. Không chỉ bởi đó là ngành ưu tiên đầu tư mà là ngành có độ an toàn rất cao. Đối với DN đầu tư vào lĩnh vực này, cách thức đầu tư không khó, thủ tục đầu tư lại rõ ràng. Trong khi đó nhu cầu về năng lượng của Việt Nam trong ngắn hạn cả trong dài hạn rất cao. Đặc biệt khi việc chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu sang Việt Nam rõ rệt hơn thì tôi nghĩ nhu cầu năng lượng của Việt Nam tăng mạnh.
Bên cạnh đó, các DN hoạt động kinh doanh trong chuỗi cung ứng phân phối vào những ngành lĩnh vực ổn định cũng được ngân hàng quan tâm đầu tư vốn. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, các DN đang có sự chuyển dịch nhanh phương thức sản xuất mới. Tôi cho rằng, khi nào DN định hình được cấu trúc phương thức kinh doanh ổn định thì lĩnh vực này hứa hẹn bùng nổ dư nợ cho ngân hàng. Cho vay mua nhà để ở cũng là lĩnh vực nhận được ưu tiên của ngân hàng.
Tổng Giám đốc OCB Nguyễn Đình Tùng |
Như ông nói thì nhiều ngân hàng đang đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực năng lượng. Liệu đầu tư nhiều vào một lĩnh vực có rủi ro không, thưa ông?
Đây là câu hỏi ai cũng đặt ra khi thấy hiện tượng đầu tư nhiều vào một lĩnh vực. Nhưng ở đây có mấy vấn đề mà các ngân hàng khi cho vay đã phải tính toán.
Thứ nhất, không phải ngẫu nhiên điện mặt trời bùng nổ trong một, hai năm trở lại đây. Sự bùng nổ xuất phát từ phát triển khoa học kỹ thuật tạo ra công nghệ sản xuất mới, giúp cho giá thành đầu tư vào điện mặt trời giảm đi nhiều, có thể giảm đi tới 5 lần so với trước kia. Hai là, nguồn năng lượng mặt trời vẫn bền vững. Thứ ba và quan trọng nhất là nhu cầu điện Việt Nam cao như tôi đã nói ở trên. Hiện Chính phủ phải đầu tư thêm một số nhà máy nhiệt điện nữa cho thấy nhu cầu điện tại Việt Nam khá cao. Như vậy, có thể thấy đầu tư vào một ngành có tiến bộ công nghệ, cầu thì cao mà nguồn nhiên liệu bền vững như năng lượng mặt trời sẽ mang lại hiệu quả cho các ngân hàng, nền kinh tế.
Có ý kiến cho rằng, vẫn còn dư địa để giảm lãi suất. Quan điểm ông về vấn đề này thế nào?
Tôi nghĩ rằng, đối với lãi suất huy động vẫn có thể giảm thêm được nữa. Vì 9 tháng đầu năm, lạm phát cơ bản chưa đến 3%. Nếu so với lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 6 tháng đến 1 năm thì lãi suất thực dương khá cao, nên dư địa giảm vẫn còn. Tuy nhiên, ngân hàng phải xem xét nhiều điều kiện, yếu tố khác nhau mới quyết định giảm hay không. Còn lãi suất cho vay, nếu kinh doanh ngân hàng cải thiện, chi phí rủi ro giảm thì vẫn có thể tiếp tục giảm thêm lãi suất cho vay. Vì nhiều ngành, lĩnh vực vẫn cần ngân hàng hỗ trợ ưu đãi lãi suất như xuất khẩu…
Nếu giảm thêm lãi suất có tạo động lực tăng trưởng tín dụng không, thưa ông?
Nếu như giai đoạn trước đây tăng trưởng tín dụng phụ thuộc vào một số biến số chính như lãi suất, tăng trưởng kinh tế, thì thời điểm này, lại phải phụ thuộc thêm một biến số rất quan trọng là dịch COVID-19. Khi nào vắcxin được phát hành rộng rãi sẽ là liều thuốc bổ hữu hiệu cho tinh thần kinh doanh toàn cầu. Lúc đó, người dân đi lại nhiều, các nước mở cửa phát triển kinh tế sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam, đương nhiên thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Vậy nên dù có tác động nhất định, nhưng vai trò biến số lãi suất thời điểm này chiếm vai trò không lớn đối với tăng trưởng tín dụng như giai đoạn trước đây. Có thể, sau 1 năm nữa khi kinh tế trở lại bình thường thì lãi suất có trọng số cao hơn tác động mạnh hơn đến tăng trưởng tín dụng. Còn thời điểm này, kiểm soát dịch bệnh, sớm có vắcxin COVID-19 là động lực quan trọng nhất.
HOSE có gì hấp dẫn với các ngân hàng? Theo SSI Research, niêm yết trên HOSE có thể mang lại nhiều lợi ích cho các ngân hàng, bao gồm cơ hội tăng vốn là ... |
Lợi nhuận giảm mạnh, nợ xấu tăng nhanh, VietBank đang "bỏ quên" hoạt động chính? Theo BCTC hợp nhất quý 3/2020 vừa công bố của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank, UPCoM: VBB), lợi nhuận trước và sau ... |
Bản tin tài chính ngân hàng ngày 23/10: Ngân hàng Việt đầu tiên thí điểm chuẩn Basel III Bản tin tài chính ngân hàng ngày 23/10/2020 do Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam cập nhật có những nội dung ... |