Một số người dùng Vertu tại Trung Quốc nhận thấy điện thoại của mình có hình dáng và thông số rất giống một số mẫu điện thoại sản xuất tại nội địa Trung Quốc.
Điều này dấy lên nghi ngờ việc Vertu đã "thay vỏ" để bán giá cao. Đáp lại sự nghi vấn này, nhân viên Vertu trả lời rằng những linh kiện của điện thoại Vertu đều được nhập khẩu và lắp ráp trong nước và suy đoán của người dùng chỉ là tin đồn thất thiệt.
Thừa nhận "còn không bằng cả điện thoại bình dân"Tháng 1 năm nay, ông Wang đã chi 26.800 nhân dân tệ (940 triệu đồng) để mua chiếc METAVERTU 2. Theo như thông số của hãng, chiếc điện thoại có trang bị camera chính 50 megapixel. Nhưng sau khi chụp ảnh, ông thấy các bức ảnh rất mờ. Sau khi liên hệ với nhân viên Vertu, chiếc điện thoại được gửi về trụ sở để kiểm tra. Kết quả chỉ ra chức năng camera của chiếc điện thoại mới mua gần trăm củ này không hoạt động.
Một nhân viên của Vertu thừa nhận rằng ảnh chụp bằng METAVERTU 2 không thể bằng Xiaomi 14 có camera cùng độ phân giải mà giá chỉ bằng ¼. "Phần cứng và phần mềm của Vertu không phải là số một bởi Vertu chú trọng đến hiệu năng để phục vụ khách hàng thượng lưu."
Trên mô tả thông tin về sản phẩm METAVERTU 2, Vertu đã sử dụng những thuật ngữ công nghệ phức tạp như AI+WEB3.0, điện thoại di động AI mô hình kép, 1 máy và 3 hệ thống (hệ thống WEB2.0, hệ thống WEB3.0, hệ thống ghost) và công nghệ gốm gen hoàng gia, chống bức xạ, sợi carbon cấp hàng không, da bê nhập khẩu từ Ý, da cá sấu quý hiếm theo yêu cầu...
Một chiếc điện thoại cao cấp công nghệ cao lại không thể đáp ứng nhu cầu chụp ảnh cơ bản nhất của người dùng, vì sao vậy?
Nghi ngờ thay vỏ điện thoại sản xuất nội địa rồi bán giá gấp 10Chiếc Vertu đang bán có giá cao nhất là SIGNATURE V Cobra với giá hơn 10 tỷ đồng. Chiếc điện thoại này được Vertu kết hợp cùng hãng trang sức hoàng gia Pháp Boucheron. Thân rắn gắn trên điện thoại được khảm 439 viên hồng ngọc, mắt rắn là 2 viên ngọc lục bảo, đầu rắn được khảm kim cương 2,02 carat, thân rắn khảm 1,02 carat.
Với mức giá đắt như vậy nhưng nhiều người dùng liên tục phản ánh rằng một số mẫu điện thoại của Vertu có khả năng là OEM hoặc thay vỏ điện thoại của hãng khác.
Tháng 5 năm nay, Veru đã ra mắt chiếc điện thoại màn hình gập đầu tiên của mình có tên VERTU IRONFLIP, giá giao động từ 104 triệu tới 380 triệu đồng tại Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiều cư dân mạng nhận thấy sản phẩm cao cấp này có rất nhiều điểm tương đồng với điện thoại Nubia Flip.
Ví dụ: màn hình bên trong của VERTU IRONFLIP là màn hình 6,9 inch độ phân giải 2790×1188 120Hz, màn hình ngoài là màn hình OLED 1,43 inch 466×466, camera kép 50 pixel + 2 pixel, camera trước 16 tpixel và pin 4310mAh. Các thông số hoàn toàn giống với Nubia Flip, thậm chí cả các thiết kế khe mở và nút bên cạnh cũng rất giống nhau.
Sự khác biệt là VERTU IRONFLIP sử dụng bộ xử lý Snapdragon 8 Gen 2, trong khi Nubia Flip sử dụng bộ xử lý Snapdragon 7 Gen 1. Cư dân mạng đặt câu hỏi rằng phải chăng VERTU IRONFLIP là Nubia Flip thay thế vỏ? Giá khởi điểm của Nubia Flip khi mới ra mắt chỉ là 10,5 triệu đồng, đồng nghĩa với việc VERTU đã tăng giá hơn chục lần.
Flagship iVERTU 5G khác thậm chí còn dễ nhận thấy hơn. Bất kể thông số, ngoại hình hay thậm chí là cách sắp xếp camera, nó đều giống hệt như Nubia Red Magic 6R và ZTE Axon 30 Pro. Giá khởi điểm của Nubia Red Magic 6R khi mới ra mắt là 9,4 triệu đồng, trong khi giá ra mắt của iVERTU cao tới 69-139 triệu đồng, giá cũng tăng gần chục lần.
Một người dùng điện thoại di động VERTU phàn nàn "Cạn lời. Tôi đã chi hơn 70 triệu đồng cho một chiếc điện thoại mà người khác mua với giá 1/10."
Trước tin đồn nhiều điện thoại VERTU được sản xuất bởi ZTE Trung Quốc, một nhân viên VERTU đã trả lời rằng đó là tin đồn. Các linh kiện của điện thoại VERTU đều được nhập khẩu và lắp ráp trong nước, có trụ sở tại Thành Đô.
Thổi phồng quá mứcTrong video quảng cáo, điện thoại di động VERTU có thể gọi trực thăng chỉ bằng một cú nhấp chuột và giải cứu người dùng khi họ đang ở trên đảo hoang, tạo ảo giác về dịch vụ miễn phí cho người dùng. Nhưng trên thực tế, nếu sử dụng các dịch vụ này, bạn phải trả phí. Người quản gia riêng chỉ là người trung gian cung cấp dịch vụ.
Hơn nữa, nhiều người dùng đã phản ánh rằng quản gia cá nhân của VERTU không đáng tin cậy. Một người dùng cho biết hãng này chỉ tập trung vào việc bán chứ dịch vụ cung cấp thì đáng thất vọng: "Điều buồn cười là quản gia thích chơi bóng và hiếm khi giải quyết vấn đề. Hai ba ngày không trả lời điện thoại."
Theo giới thiệu của nhân viên VERTU, nếu bạn mua các sản phẩm VERTU trị giá từ 55 triệu đến 210 triệu đồng, bạn có thể nhận được thẻ vàng thành viên VERTU. Thẻ vàng chứa nhiều lợi ích thành viên miễn phí này sẽ hết hạn sau một năm, phí duy trì thẻ là 70 triệu đồng/ năm.
Tóm lại, dịch vụ quản gia riêng mà VERTU đang quảng bá không phải là "bữa trưa miễn phí", nhiều dịch vụ yêu cầu tự trả tiền và việc gia hạn dịch vụ thành viên cũng rất tốn kém.
Người ta không khỏi đặt ra câu hỏi, VERTU có thể tiếp tục bán hàng theo cách này đến bao giờ?