Ảnh minh họa (nguồn internet) |
Cụ thể, trong mức tăng 0,12% của tháng 9/2020 so với tháng trước, có 6/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chủ yếu có chỉ số giá tăng trong đó nhóm giáo dục tăng cao nhất.
CPI tháng 9/2020 tăng chủ yếu do giá dịch vụ giáo dục được điều chỉnh tăng theo lộ trình nhằm tiệm cận với giá thị trường. Trong khi đó, giá điện sinh hoạt tăng do nhu cầu sử dụng điện trong thời tiết nắng nóng; giá gạo trong nước tăng do giá gạo xuất khẩu của Việt Nam ở mức cao nhất kể từ năm 2011.
Như vậy, CPI quý III/2020 tăng 0,92% so với quý trước và tăng 3,18% so với cùng kỳ năm 2019 qua đó bình quân 9 tháng năm 2020, chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam tăng 3,85% so với cùng kỳ năm trước.
Tỷ giá thương mại hàng hóa bình quân 9 tháng giảm 0,72% so với cùng kỳ năm 2019 phản ánh giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra nước ngoài không thuận lợi so với giá nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam.
Trước đó, trong một bài trả lời phỏng vấn báo chí hồi đầu tháng 9/2020, chuyên gia kinh tế - TS Cấn Văn Lực nhận định, lạm phát (CPI) bình quân năm 2020 có thể sẽ được kiểm soát tại mức dưới 4% (khoảng 3,5 - 3,8%) cả năm 2020 với 3 lý do chính: Sức cầu quốc tế và trong nước còn yếu, nên lạm phát do yếu tố cầu kéo ở mức thấp; giá dầu dù đang tăng trở lại, nhưng bình quân cả năm vẫn giảm khoảng 20 - 25% so với bình quân năm 2019, giảm mạnh yếu tố chi phí đẩy; giá thịt lợn dù còn biến động (tăng nhẹ) nhưng về cơ bản sẽ ổn định dần đến hết năm 2020. |
Kịch bản lạm phát năm 2020 nhìn từ diễn biến giá thịt lợn Việc kiểm soát lạm phát dưới 4% theo mục tiêu Quốc hội đề ra là có thể thực hiện được. Tuy nhiên công tác điều ... |
Standard Chartered: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 đạt 3% Trong Báo cáo Nghiên cứu toàn cầu quý II với chủ đề “The aftershock” (tạm dịch: “Dư chấn”) vừa được Ngân hàng Standard Chartered công ... |
Động lực nào cho kiểm soát tăng trưởng CPI năm 2020? Hồi đầu năm 2020, các chuyên gia đã đưa ra dự báo chỉ số giá tiêu dùng CPI trong năm nay sẽ tăng trung bình ... |