Tích sản cổ phiếu penny, tôi đã sở hữu mảnh đất hơn 10 tỷ đồng | ||
Hồi ức về một lần được thần may mắn "ghé thăm" khi Long - Short |
Thị trường tiếp tục trải qua tuần giao dịch giảm điểm tiêu cực khi kết thúc tuần với phiên giảm điểm mạnh có khối lượng gia tăng đột biến vượt mức trung bình. Rất nhiều mã, nhóm mã luân phiên chịu áp lực bán tháo mạnh trong tuần qua.
Kết thúc tuần VN-Index giảm 2,94% về mức 997,15 điểm, dưới vùng hỗ trợ tâm lý mạnh 1.000 điểm và vùng giá thấp nhất năm 2021. Áp lực bán tháo, giải chấp vẫn gia tăng lên trong quá trình thị trường giảm điểm. Tâm lý nhà đâu tư vẫn tiêu cực dưới những động thái về lãi suất, tỷ giá và thị trường trái phiếu.
Mặc dù tính từ đỉnh giá cao nhất năm 2022 VN-Index đã giảm rất mạnh từ vùng 1.530-1.536 điểm, nhưng VN-Index vẫn trong tình trạng tê liệt với chỉ số RSI tuần dưới vùng 30 trong 5 tuần liên tiếp (ở thời điểm giảm mạnh do đại dịch Covid tháng 3/2022 thì chỉ số RSI nằm dưới vùng 30 trong 7 tuần liên tiếp mới hồi phục).
Thị trường đang chịu áp lực bán tương đương thời điểm khủng hoảng do đại dịch Covid tháng 3/2020 cùng với những biến động vĩ mô liên quan đến lãi suất, tỷ giá, thị trường trái phiếu... dẫn tới việc khó xác định liệu thị trường đã hình thành đáy dài hạn hay chưa.
Ảnh minh họa |
Xét theo nhóm ngành, trong tuần qua (31/10 - 4/11), nhóm cổ phiếu ngân hàng có diễn biến phân hóa với 15/27 mã giảm giá và 12 mã tăng giá.
Sau 5 ngày giao dịch, mã EIB giảm sâu nhất với mức -17,1%, xuống còn 32.650 đồng/cp. Đà giảm của cổ phiếu này diễn ra sau nhiều tuần được giao dịch thỏa thuận sôi động với giá trị giao dịch lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Bên cạnh đó, các cổ phiếu ngân hàng giao dịch trên HNX và UPCoM chiếm đa số trong nhóm cổ phiếu giảm giá tuần qua với dẫn đầu là PGB với mức -10,4%, VBB và NVB cùng -8,8%. Trên HoSE, đứng sau EIB, ACB là mã giảm mạnh nhất tuần qua với mức -9,6%, xuống còn 20.150 đồng/cp. Riêng trong phiên cuối tuần, mã này đã giảm 5,6%.
Ở chiều tăng giá, dẫn đầu nhóm tăng giá là MSB với mức tăng 5,3%, với phiên cuối cùng rút chân, kết tuần tại mức 12.900 đồng/cp. Có chung diễn biến, OCB đóng cửa tuần qua tại mức giá 13.850 đồng/cp, tăng 4,9% so với tuần trước đó. Ngoài ra, ở chiều tăng giá chỉ có các cổ phiếu ngân hàng niêm yết trên HoSE khác như: TCB, VPB, STB, SHB, CTG,...
Về thanh khoản, tuần qua nhóm cổ phiếu ngân hàng có sự điều chỉnh nhẹ so với tuần trước đó khi không còn những giao dịch thỏa thuận lớn của EIB. Cụ thể, tuần qua có hơn 777 triệu cổ phiếu ngân hàng được trao tay giữa các nhà đầu tư (giảm 7,6% so với tuần trước đó); song giá trị giao dịch tương đương giảm mạnh 18% xuống mức 14.098 tỷ đồng.
Kết thúc tuần, dữ liệu cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 74 tỷ đồng HDB và 46 tỷ đồng STB. Trong khi đó, ở chiều ngược lại, nhóm này không mua ròng cổ phiếu ngân hàng nào quá 20 tỷ đồng.
Với nhóm tự doanh ghi nhận tuần giao dịch nhộn nhịp cổ phiếu ngân hàng. Nhóm này mua ròng nhiều nhất cổ phiếu VPB với giá trị 248 tỷ đồng, kế đến 143 tỷ đồng TCB, 97 tỷ đồng EIB, 83 tỷ đồng MBB,...
Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.
Tám nhiệm vụ của ngành ngân hàng triển khai chiến lược kinh tế số Kế hoạch phát triển kinh tế số và xã hội số ngành ngân hàng bao gồm các nhiệm vụ cụ thể như: Phát triển thanh ... |
Nhiều vi phạm trong ngành ngân hàng đã được chấn chỉnh, xử lý qua công tác thanh tra Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết, sau thanh tra đã phát hiện nhiều bất cập về chính sách, pháp luật và ... |
Cập nhật tỷ lệ nắm giữ của khối ngoại tại 3 ngân hàng: BIDV, Vietinbank, Vietcombank Tổng hợp trong tuần qua, tỷ lệ nắm giữ của khối ngoại tại 3 ngân hàng BIDV, Vietinbank, Vietcombank đã có sự thay đổi. |