Nhà máy sản xuất linh kiện máy bay Boeing 787, Boeing 737 Max sẽ xuất hiện tại Đà Nẵng

25/01/2024 20:09

Đà Nẵng vừa cấp phép cho nhà máy linh kiện hàng không KP VINA, chuyên sản xuất gia công và lắp ráp các bộ phận của máy bay Boeing 787, Boeing 737 Max.

Dự án của Công ty TNHH UAC Việt Nam trong lĩnh vực hàng không vũ trụ đầu tư vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng - Ảnh: ANH CƯỜNG

Dự án của Công ty TNHH UAC Việt Nam trong lĩnh vực hàng không vũ trụ đầu tư vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng - Ảnh: ANH CƯỜNG

Ngày 25-1, Ban Quản lý khu Cảng Liên Chiểu sẽ hình thành thế chân kiềng kinh tế cho Đà NẵngĐà Nẵng khởi công đường 1.200 tỉ nối cảng Liên Chiểu

Thành phố Đà Nẵng đặt nhiều kỳ vọng đây sẽ là một trong những nền tảng đầu tiên cho việc hình thành tổ hợp công nghệ hàng không - vũ trụ. 

Từ đó thu hút các công ty, tập đoàn hàng không trên thế giới quan tâm đến nghiên cứu, khảo sát môi trường đầu tư và triển khai dự án, thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực hàng không…

Theo Ban Quản lý khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng, đây là dự án thứ 2 trong lĩnh vực hàng không vũ trụ đầu tư vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng, sau dự án của Công ty TNHH UAC Việt Nam.

Trong năm 2023, đơn vị này đã cấp mới cho 19 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 258 triệu USD (tương đương 6.301 tỉ đồng). 

Đơn vị này đặt mục tiêu trong thời gian tới sẽ thu hút ít nhất 3 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 200 triệu USD và tập trung vào ba mũi nhọn chính, bao gồm: công nghệ hàng không vũ trụ, vi mạch bán dẫn và ngành y tế chất lượng cao.

Đà Nẵng tập trung thu hút đầu tư các lĩnh vực công nghệ hàng không vũ trụ, vi mạch bán dẫn và ngành y tế chất lượng cao tại Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng - Ảnh: ANH CƯỜNG

Đà Nẵng tập trung thu hút đầu tư các lĩnh vực công nghệ hàng không vũ trụ, vi mạch bán dẫn và ngành y tế chất lượng cao tại Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng - Ảnh: ANH CƯỜNG

Gặp gỡ Đà Nẵng 2024 sẽ bàn về công nghệ bán dẫn

Vào ngày 26-1, các sự kiện chính trong chương trình "Gặp gỡ Đà Nẵng 2024" sẽ được tổ chức, với 400 khách mời trong nước và quốc tế tham dự. Đây là sự kiện nhằm quảng bá hình ảnh, thế mạnh và sự sẵn sàng của Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế, đồng thời đón đầu làn sóng đầu tư trong các lĩnh vực trọng điểm mới như các ngành công nghệ cao, công nghệ bán dẫn, công nghệ tài chính...

Trong chuỗi hoạt động còn có lễ công bố quyết định thành lập Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo Đà Nẵng, cùng với đó là tọa đàm về xây dựng chính sách phát triển lĩnh vực thiết kế vi mạch.

Các đại biểu cũng sẽ thăm và khảo sát thực tế Khu công nghệ cao, cảng Liên Chiểu, khu công nghệ thông tin tập trung, công viên phần mềm và một số cơ sở văn hóa - xã hội của Đà Nẵng, ký kết bản ghi nhớ với các tổ chức quốc tế (ADB, USAID), các tập đoàn Synopsys International Limited, Intel; trao giấy chấp thuận chủ trương đầu tư cho Công ty KP Aero (Hàn Quốc) với dự án về hàng không vũ trụ trị giá 20 triệu USD.

‘Trải thảm’ thu hút đầu tư vào công nghệ cao Đà Nẵng‘Trải thảm’ thu hút đầu tư vào công nghệ cao Đà Nẵng

Khu công nghệ cao Đà Nẵng đang là khu công nghệ cao duy nhất tại miền Trung. Hiện thành phố Đà Nẵng đang áp dụng nhiều chính sách ưu đãi, “đặc thù” để thu hút đầu tư vào đây.

Bạn đang đọc bài viết "Nhà máy sản xuất linh kiện máy bay Boeing 787, Boeing 737 Max sẽ xuất hiện tại Đà Nẵng" tại chuyên mục TÀI CHÍNH. Mọi thông tin phản hồi, góp ý xin gửi về địa chỉ email: phutrachnoidung@gmail.com hoặc liên hệ hotline: 0903 78 12 09.