Tình hình lao động việc làm 9 tháng đầu năm: Thất nghiệp ở thành thị, thiếu việc ở nông thôn

Admin

21/10/2020 14:49

Số liệu được Tổng Cục Thống kê công bố cho biết, tình hình lao động, việc làm cả nước trong quý III/2020 có dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của khu vực thành thị quý III (mặc dù giảm so với quý II) vẫn ở mức cao nhất trong 10 năm trở lại đây.

tinh hinh lao dong viec lam 9 thang dau nam that nghiep o thanh thi thieu viec o nong thon

Cụ thể báo cáo, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước quý III/2020 ước tính là 54,6 triệu người, tăng 1,4 triệu người so với quý trước và giảm 1,1 triệu người so với cùng kỳ năm trước trong đó nhóm có việc làm trong quý đạt 53,3 triệu người (bao gồm 17,3 triệu người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; 16,6 triệu người thuộc lĩnh vực khu vực công nghiệp và xây dựng và 19,4 triệu người thuộckhu vực dịch vụ).

Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động quý III/2020 ước tính là 48,5 triệu người trong đó lao động nam 26,4 triệu người và lao động nữ 22,1 triệu người. Nếu phân theo khu vực thì nhóm thành thị có 16,5 triệu người và khu vực nông thôn là 32 triệu người.

Trong 9 tháng năm 2020, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 2,48% trong đó khu vực thành thị là 3,88%; khu vực nông thôn là 1,75%. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15 - 24 tuổi) 9 tháng năm 2020 ước tính là 7,07% trong đó khu vực thành thị là 10,7%; khu vực nông thôn là 5,53%.

Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương quý III/2020 là 6,52 triệu đồng/tháng, tăng 184 nghìn đồng so với quý trước và giảm 116 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2020, thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương ước tính là 6,69 triệu đồng/tháng, tăng 54 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước.

9 tháng năm nay, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ước tính là 2,69% trong đó tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị là 1,84%; tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nông thôn là 3,12%.

Theo khảo sát, sau 2 giai đoạn dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp không đủ sức cầm cự buộc phải giải thể, đóng cửa nhà máy khiến công nhân/người lao động mất việc hàng loạt.

tinh hinh lao dong viec lam 9 thang dau nam that nghiep o thanh thi thieu viec o nong thon

Tại TP. HCM, từ nhiều tháng nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 kéo dài, hàng loạt doanh nghiệp ngưng trệ sản xuất, buộc phải cắt giảm lao động. Số lượng người lao động mất việc ngày một đông…

Hôm trung tuần tháng 9, chia sẻ với báo giới, ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP. HCM dự báo, tới cuối tháng 9/2020, thành phố sẽ có khoảng 120.000 lao động của khoảng 4.000 doanh nghiệp trên địa bàn tiếp tục bị cắt giảm việc làm, tập trung chủ yếu ở các ngành du lịch, vận tải, công nghiệp và xây dựng, dệt may, da giày…

Trước đó, trong tháng 6 và 7, thành phố đã ghi nhận khoảng 54.000 lao động của gần 2.000 doanh nghiệp bị cắt giảm việc làm trong khi giai đoàn từ tháng 3 đến tháng 5 con số nàylà khoảng 327.000 người.

Mới nhất, dẫn nguồn Vov.vn, Công ty TNHH Shop Vac Limited tại tỉnh Hải Dương đã ra quyết định chính thức giải thể do hoạt động của công ty không đạt được mục tiêu đề ra. Trước đó, công ty này đã cho toàn bộ người lao động nghỉ việc từ ngày 19/9 khiến gần 800 lao động hoang mang, lo lắng.

Đề xuất sửa đổi một số tiêu chí trong gói hỗ trợ kinh tế lần 2

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa gửi Thủ tướng Chính phủ tờ trình trong đó đề xuất mở rộng hỗ trợ ...

Doanh nghiệp và niềm tin với các gói hỗ trợ kinh tế "mùa COVID"

Trong bối cảnh đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Lao động - Thương bình và Xã hội tiếp tục xây ...

ADB lạc quan về tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 trong bản Báo cáo cập ...

Bạn đang đọc bài viết "Tình hình lao động việc làm 9 tháng đầu năm: Thất nghiệp ở thành thị, thiếu việc ở nông thôn" tại chuyên mục DOANH NGHIỆP. Mọi thông tin phản hồi, góp ý xin gửi về địa chỉ email: phutrachnoidung@gmail.com hoặc liên hệ hotline: 0903 78 12 09.