VN-Index thành bại nhờ ngân hàng, nhiều nhà đầu tư vẫn buồn dù thị trường lên

21/01/2024 00:08

Dòng tiền vẫn chủ yếu tập trung nhóm ngân hàng, chưa lan tỏa sang nhiều nhóm ngành khác. Một chuyên gia nhận xét: VN-Index tăng bởi nhóm ngân hàng, nhưng danh mục nhiều nhà đầu tư không tăng.

Thanh khoản thấp, dòng tiền vẫn chủ yếu tập trung nhóm ngân hàng - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Thanh khoản thấp, dòng tiền vẫn chủ yếu tập trung nhóm ngân hàng - Ảnh: QUANG ĐỊNH

VN-Index tăng điểm trong hầu hết các phiên trong tuần, kết ngày 19-1 leo lên vùng 1.181,50 điểm, tăng 2,32% so với tuần trước. Nổi bật vẫn là nhóm Lãi toàn vài chục nghìn tỉ, Big4 ngân hàng bơm tiền ra nền kinh tế nhiều thế nào?Lãi toàn vài chục nghìn tỉ, Big4 ngân hàng bơm tiền ra nền kinh tế nhiều thế nào?ĐỌC NGAY

"Dù thị trường tăng điểm, song không mang lại quá nhiều hưng phấn cho đại đa số nhà đầu tư. Bởi tỉ trọng nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu ngân hàng không lớn, chủ yếu tổ chức", ông Minh nói với Tuổi Trẻ Online.

Theo chuyên gia, khẩu vị của nhiều nhà đầu tư cá nhân vẫn là dòng vốn hóa vừa và nhỏ, nhóm bất động sản...

Sở dĩ nhóm ngân hàng từng kém sức hấp dẫn với nhiều nhà đầu tư cá nhân, do lo ngại câu chuyện "giấu" nợ xấu và lợi nhuận sụt giảm khi tín dụng thấp, kinh tế khó khăn.

Thống kê năm 2022, cá nhân đã bán ròng hơn 16.000 tỉ đồng cổ phiếu ngân hàng, con số này đã vượt qua số tổng 13.700 tỉ đồng tổng mua ròng của cá nhân trong 2 năm 2020 và 2021 với nhóm cổ phiếu này.

"Năm nay, kỳ vọng lợi nhuận của khối ngân hàng vẫn chưa hẳn tích cực, nhưng dù sao đây vẫn là nhóm có câu chuyện tích cực hơn cả. Chưa kể, giai đoạn này nhà đầu tư không có quá nhiều lựa chọn với các nhóm ngành khác", ông Minh nhận xét.

Dù điểm số tăng nhưng ông Minh cũng lưu ý thanh khoản vẫn ở mức thấp, chỉ loanh quanh 14.000 - 15.000 tỉ đồng. Ông Minh cho rằng thị trường xanh vỏ đỏ lòng, thị trường vẫn tăng trong nghi ngờ.

"Thị trường cứ tăng bởi sự dẫn dắt nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn như ngân hàng, nhưng danh mục nhiều nhà đầu tư không tăng", ông Minh nói thêm.

Cả "dòng" ngân hàng đi lên nhưng "bỏ quên" SSB

Thống kê ngày 19-1, cả sàn HoSE có 306 cổ phiếu tăng giá, trong khi 186 mã giảm điểm. Trong đó MBB của MBBank, CTG của Vietinbank, BID của BIDV đều vượt đỉnh một năm, trong khi TCB của Tecombank, VCB của Vietcombank vượt đỉnh 3 tháng.

Nếu tính từ đầu năm đến ngày 19-1, có 26/27 cổ phiếu ngân hàng đã tăng giá so với cuối năm 2023. Duy nhất có mã SSB của SeABank vẫn đi "ngược chiều", ghi nhận mức giảm 3,35% từ đầu năm đến nay.

Theo chuyên gia chứng khoán SHS, thị trường vận động tích cực và đã hình thành nhịp tăng ngắn hạn mới. Tuy nhiên VN-Index sẽ sớm gặp cản tâm lý 1.200 điểm và có thể có rung lắc.

Về góc nhìn trung hạn, chuyên gia phân tích SHS duy trì quan điểm sau thời kỳ hồi mạnh, thị trường đang trong giai đoạn hình thành nền tích lũy mới vùng 1.150 điểm - 1.250 điểm.

Tình hình vĩ mô trong nước hiện tại vẫn ổn định và các luật sửa đổi mới ban hành sẽ cần thêm các văn bản hướng dẫn chi tiết, cũng như thời gian để đi vào thực tế và đánh giá tính hiệu quả. Vì thế, xét trên quan điểm trung hạn, việc thị trường hướng tới vận động tìm điểm cân bằng lại để tích lũy là phù hợp.

Thời điểm này, đa phần chuyên gia khuyến nghị nên tiếp tục nắm giữ danh mục, hạn chế mua đuổi gia tăng tỉ trọng khi VN-Index đang dần tiệm cận ngưỡng cản tâm lý 1.200 điểm, đặc biệt với nhóm ngân hàng.

Sau đồng loạt tăng giá, cổ phiếu ngân hàng có thể bị Sau đồng loạt tăng giá, cổ phiếu ngân hàng có thể bị 'đe dọa' bởi điều gì?

Đà tăng điểm trong tuần này đã chững lại, nhưng nhìn tổng thể cả tuần giao dịch thì ngân hàng vẫn là nhóm ngành đóng vai trò nâng đỡ thị trường chung.

Bạn đang đọc bài viết "VN-Index thành bại nhờ ngân hàng, nhiều nhà đầu tư vẫn buồn dù thị trường lên" tại chuyên mục TÀI CHÍNH. Mọi thông tin phản hồi, góp ý xin gửi về địa chỉ email: phutrachnoidung@gmail.com hoặc liên hệ hotline: 0903 78 12 09.