Cổ phiếu ngành thực phẩm tăng giá mạnh, ngành bảo hiểm mất giá

15/09/2024 20:15

Dòng tiền rút ra mạnh đối với cổ phiếu ngành bảo hiểm, khi doanh nghiệp phải bồi thường lớn thiệt hại do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra. Trong khi nhóm thực phẩm và đồ uống, hóa chất, cao su, công nghệ thông tin... lại khởi sắc.

Cổ phiếu ngành thực phẩm tăng giá sau đợt bão lớn - Ảnh 1.

Nhiều nhà đầu tư chứng khoán đang ở trạng thái thận trọng, quan sát diễn biến thị trường - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Cổ phiếu ngành thực phẩm lên giá, nhóm bảo hiểm bị bán mạnh

Cơn Cổ phiếu ngành thực phẩm được săn đón, tăng giá mạnh sau đợt bão lớn - Ảnh 2.Doanh nghiệp gồng mình hồi phục sau bão lũ, nhiều đơn vị vẫn phải dừng hoạt độngĐỌC NGAY

Khép lại tuần này, chỉ số VN-Index tạm dừng ở mốc 1.251,7 điểm, giảm hơn 22 điểm (-1,75%) so với tuần trước. Nhìn chung giá trị giao dịch trung bình phiên trên toàn thị trường giảm hơn 21%. Riêng giá trị khớp lệnh tại sàn HoSE trong hai phiên cuối tuần giảm xuống dưới 10.000 tỉ đồng, thấp nhất trong gần một năm trở lại.

"Thị trường tiếp tục trải qua một tuần giao dịch trầm lắng, phản ánh sự thận trọng trước những diễn biến vĩ mô quan trọng", ông Đinh Quang Hinh - trưởng bộ phận vĩ mô và chiến lược thị trường, Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect - giải thích diễn biến.

Nguyên nhân đầu tiên là Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) họp vào giữa tuần sau, dự báo tiến hành cắt giảm lãi suất lần đầu trong năm 2024 này. Tiếp đến, thị trường chờ xem phản ứng của Ngân hàng Nhà nước sau động thái cắt giảm lãi suất của Fed.

Bên cạnh đó, cơn bão Yagi lớn nhất trong hàng chục năm qua đổ bộ vào miền Bắc nước ta, gây gián đoạn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của một bộ phận doanh nghiệp.

Quan tâm ngành có câu chuyện tăng trưởng

Về ngắn hạn, đội ngũ phân tích của Chứng khoán SSI cho biết VN-Index giằng co trong biên độ hẹp, các chỉ báo kỹ thuật duy trì trung tính yếu, cho thấy đà giảm ngắn hạn vẫn tiếp diễn. Dự báo khởi đầu tuần sau, VN-Index tiếp tục dao động trong vùng 1.245 - 1.254 điểm.

Phía Chứng khoán VietCap cho rằng giai đoạn hiện tại thiếu điều kiện mở các vị thế mua ngắn hạn, với diễn biến hoạt động mua chưa rõ nét.

Trong khi đó với tầm nhìn dài hạn, ông Đinh Quang Hinh chia sẻ: "Tôi vẫn giữ quan điểm tích cực đối với triển vọng của thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn cuối năm".

Lý do được đưa ra là Fed dự kiến hạ lãi suất điều hành khoảng 0,75% trong những tháng cuối năm. Áp lực tỉ giá và lạm phát hạ nhiệt giúp Ngân hàng Nhà nước có điều kiện để chuyển hướng mục tiêu sang ưu tiên tăng trưởng kinh tế, gia tăng cung tiền và duy trì mặt bằng lãi suất ở vùng thấp.

Ngoài ra, kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp niêm yết tiếp tục cải thiện. Kèm tiến triển mới trong câu chuyện nâng hạn thị trường.

Đồng thời kinh nghiệm quá khứ cho thấy "đỉnh thị trường luôn xuất hiện trong giai đoạn giao dịch sôi động, và đáy thị trường hình thành khi thanh khoản thị trường trầm lắng".

Về chiến lược, ông Hinh cho rằng có thể quan tâm đến nhóm ngành có câu chuyện tăng trưởng cuối năm như ngân hàng, chứng khoán, xuất nhập khẩu (dệt may, thủy sản, đồ gỗ) và bất động sản khu công nghiệp.

Cổ phiếu ngành thực phẩm tăng giá sau đợt bão lớn - Ảnh 1.Số lượng tài khoản chứng khoán mở mới cao nhất 2 năm qua, thanh khoản vẫn 'lèo tèo'

Số lượng tài khoản chứng khoán mở mới tăng đều đặn nhiều tháng qua. Dù vậy, tình trạng thanh khoản thấp chưa được cải thiện và ngày càng “đuối” hơn gần đây khi siêu bão đi qua.

Bạn đang đọc bài viết "Cổ phiếu ngành thực phẩm tăng giá mạnh, ngành bảo hiểm mất giá" tại chuyên mục TÀI CHÍNH. Mọi thông tin phản hồi, góp ý xin gửi về địa chỉ email: phutrachnoidung@gmail.com hoặc liên hệ hotline: 0903 78 12 09.