Đề nghị Chính phủ làm rõ việc các ngân hàng lãi lớn trong khi doanh nghiệp khó khăn

21/05/2024 13:05

Cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ phân tích về nguyên nhân, mức độ tác động của tăng trưởng tín dụng đến tình hình kinh tế - xã hội năm 2023 và làm rõ việc các ngân hàng thương mại lãi lớn năm 2023 trong bối cảnh doanh nghiệp khó khăn.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh - Ảnh: Quochoi.vn

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh - Ảnh: Quochoi.vn

Báo cáo thẩm tra về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước được trình bày tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 7 sáng 20-5, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đánh giá trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn cơ bản được bảo đảm là những thành tựu nổi bật, tạo tiền đề cho quá trình phục hồi tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Doanh nghiệp khó khăn, ngân hàng lãi lớn

Tuy vậy, cơ quan thẩm tra cho rằng tình hình kinh tế - xã hội còn hạn chế, tồn tại cần khắc phục khi cả năm 2023 có 5/15 chỉ tiêu không đạt mục tiêu.

Trong đó, tăng trưởng kinh tế theo giai đoạn có xu hướng giảm dần, chất lượng Tăng trưởng tín dụng tại nhiều ngân hàng đã thoát đáyBa kiến nghị của doanh nghiệp để khơi thông tăng trưởng tín dụngGiá vàng Việt Nam ‘đắt’ vô lý so với thế giới, có nơi nào khác như vậy?Né xuất hóa đơn, tiệm vàng bán vàng 98%, thu lại chỉ bằng giá vàng 96%Doanh nghiệp và ngân hàng còn ‘găm’ ngoại tệ, USD còn ‘căng’?Doanh nghiệp và ngân hàng còn ‘găm’ ngoại tệ, USD còn ‘căng’?

Chính vì nợ xấu có xu hướng tăng nên các ngân hàng đã kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động cho vay để giảm bớt rủi ro. 

Đến ngày 23-4-2024 tín dụng chỉ mới tăng 1,6% trong bối cảnh mặt bằng lãi suất đã giảm cho thấy khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp và khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế còn gặp nhiều thách thức.

Cùng đó, thị trường vàng có nhiều biến động, chỉ số giá vàng trong nước bình quân 4 tháng đầu năm tăng 20,8% so với cùng kỳ khi giá vàng thế giới tăng cao kỷ lục.

Có ý kiến cho rằng ngoài yếu tố biến động tình hình kinh tế thế giới và bất ổn địa chính trị, một số hạn chế trong quản lý hoạt động kinh doanh vàng, ngoại tệ đã hình thành thị trường ngầm về giao dịch vàng, ngoại tệ từ lâu với quy mô giao dịch lớn, phức tạp và khó kiểm soát…

Đặc biệt là hành vi ưa thích vàng ngày càng gia tăng, nhưng chưa được điều chỉnh phù hợp, có thể ảnh hưởng đến công tác điều hành kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường, phản ánh qua tình hình buôn lậu vàng, ngoại tệ, tội phạm gia tăng…

Lo đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp

Đặc biệt, cơ quan thẩm tra cho rằng áp lực thanh toán trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát hành riêng lẻ năm 2024 tăng cao.

Theo đó, khối lượng TPDN riêng lẻ đáo hạn trong năm 2024 khoảng 300.000 tỉ đồng, cao nhất trong 3 năm gần đây, trong đó nhóm bất động sản chiếm khoảng 44,2%.

Đáng lưu ý, theo ước tính của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, trong tổng giá trị TPDN bất động sản đáo hạn năm 2024, có gần 52% (khoảng 65.700 tỉ đồng) tiềm ẩn rủi ro thanh toán khi các tổ chức phát hành bị lỗ, liên quan đến các vụ án hoặc chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu.

“Thị trường TPDN vẫn chưa thể phục hồi hoàn toàn khi các nhà đầu tư chưa có đủ niềm tin, gia tăng áp lực trả nợ các trái phiếu đến hạn của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm bất động sản, càng gây khó khăn đến hoạt động kinh doanh” - theo Ủy ban Kinh tế.

Lãi suất huy động thấp, cho vay ì ạch: Bất ngờ lợi nhuận ‘ông lớn’ ngân hàngLãi suất huy động thấp, cho vay ì ạch: Bất ngờ lợi nhuận ‘ông lớn’ ngân hàng

Báo cáo tài chính quý 1-2024 ở nhiều ngân hàng lớn cho thấy, việc "thừa tiền" như cuối 2023 khó lặp lại khi lãi suất tiền gửi thấp kéo dài. Chi phí vốn rẻ hơn, nhưng tăng trưởng tín dụng ở một "Big4" còn âm.

Bạn đang đọc bài viết "Đề nghị Chính phủ làm rõ việc các ngân hàng lãi lớn trong khi doanh nghiệp khó khăn" tại chuyên mục TÀI CHÍNH. Mọi thông tin phản hồi, góp ý xin gửi về địa chỉ email: phutrachnoidung@gmail.com hoặc liên hệ hotline: 0903 78 12 09.