Khác biệt giữa chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm

16/12/2023 12:34

Nếu như chứng chỉ tiền gửi có tính thanh khoản thấp thì sổ tiết kiệm có tính thanh khoản cao.

Ngoài đầu tư chứng khoán, mua bảo hiểm hay gửi tiết kiệm ngân hàng,

(Ảnh minh họa)

Sự khác biệt giữa chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm

TIN LIÊN QUAN

Chuyện lạ: Công ty tặng 100 nghìn/ngày nếu nhân viên đi ăn trưa cùng đồng nghiệp

Chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm đều là các sản phẩm tài chính được cung cấp bởi các tổ chức tài chính. Tuy nhiên, cả hai loại đều có những điểm khác biệt:

Về thời hạn: Chứng chỉ tiền gửi có thời hạn gửi tiền nhất định và kỳ hạn dài hay trung hạn: 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng. Trong khi đó, thời hạn sổ tiết kiệm linh hoạt hơn như: Thời hạn ngắn 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng; Thời hạn dài từ 12 tháng, 36 tháng...

Lãi suất: Lãi suất chứng chỉ tiền gửi thường khá cao và ổn định. Lãi suất sổ tiết kiệm thường thấp hơn.

Tính thanh khoản: Chứng chỉ tiền gửi có tính thanh khoản thấp. Khách hàng cần cam kết gửi tiền trong thời gian nhất định để nhận lợi suất cao. Nếu muốn rút tiền hoặc tất toán trước hạn, người gửi phải cam kết đã qua nửa kỳ hạn (tùy theo quy định của mỗi ngân hàng). Trái lại, sổ tiết kiệm có tính thanh khoản cao. Người gửi tiền có thể rút tiền bất cứ lúc nào nhưng phải chịu mức lãi suất không kỳ hạn khá thấp (dưới 1%/năm).

Như vậy, có thể thấy chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm phù hợp với từng nhu cầu, điều kiện khác nhau. Để hạn chế rủi ro, khách hàng có thể chia số tiền tiết kiệm thành hai khoản: vừa mua chứng chỉ tiền gửi vừa gửi tiết kiệm.

Xem thêm:

Tin liên quan

Một thứ tưởng vứt đi, Ấn Độ mỗi năm bán được 440.000 tấn cho Hà Lan, Việt Nam cũng có thể thu lợi tỷ đô

Bạn đang đọc bài viết "Khác biệt giữa chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm" tại chuyên mục NGÂN HÀNG. Mọi thông tin phản hồi, góp ý xin gửi về địa chỉ email: phutrachnoidung@gmail.com hoặc liên hệ hotline: 0903 78 12 09.