Nhà đầu tư chuyên nghiệp tìm đến Thành phố Cà phê

13/11/2022 20:29

Tăng giá 50% sau gần 2 năm mở bán, dự án Thành phố Cà phê của Tập đoàn Trung Nguyên Legend được nhiều nhà đầu tư giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp từ Hà Nội và TP.HCM quan tâm.

Buôn Ma Thuột được thiên nhiên ưu ái ban tặng vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ cùng văn hóa bản sắc đa dạng, tập trung hơn 44 dân tộc Việt Nam. Với nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 24 độ C cùng mật độ cây xanh hơn 10 m2/người, đô thị được nhiều chuyên gia đánh giá có thể trở thành trung tâm nghỉ dưỡng mới của khu vực Tây Nguyên và phát triển đột phá về du lịch, dịch vụ.

Trung Nguyen anh 1

Dự án Thành phố Cà phê là một trong những đô thị đầu tiên trên thế giới được xây dựng dựa trên ngành kinh tế lõi cà phê.

Thành phố cà phê của thế giới

Theo thống kê từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk, trong 6 tháng đầu năm, lượng du khách đến tỉnh tăng 40% so với cùng kỳ. Với tiềm năng sẵn có, Buôn Ma Thuột được định hướng trở thành thành phố cà phê của thế giới, theo kết luận số 67-KL/TW ngày 16/12/2019 của Bộ Chính trị. Với nội dung này, Buôn Ma Thuột được đề xuất ban hành những cơ chế đặc thù lần đầu tiên xây dựng dành cho cấp huyện tại Việt Nam. Theo đại diện Trung Nguyên Legend, nhiều nhà đầu tư Hà Nội và TP.HCM nhận định dự án Thành phố Cà phê có tiềm năng trở thành điểm đến của hàng triệu du khách quốc tế.

“Trước dịch covid-19, khách du lịch đến Nha Trang khoảng 7 triệu lượt vào năm 2019, trong đó khách quốc tế chiếm gần 50%, nhưng tổng lượng khách tới Buôn Ma Thuột chưa tới 1 triệu lượt. Khi tuyến cao tốc Buôn Ma Thuột - Khánh Hòa hoàn thành vào năm 2026, thời gian di chuyển đường bộ dự kiến còn khoảng 2 giờ. Buổi sáng, du khách có thể thưởng thức cà phê Buôn Mê Thuột, buổi chiều tắm biển ở vùng vịnh đẹp nhất thế giới. Du khách tại Buôn Ma Thuột có thể tăng đột biến trong những năm tới”, một khách hàng từ Hà Nội đã mua nhà tại dự án chia sẻ.

Nhu cầu nhà ở của chuyên gia tăng cao tại Buôn Ma Thuột

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nhóm nông sản chính đạt trên 18,8 tỷ USD, tăng 7,2%. Trong đó, nhiều mặt hàng giá trị cao tập trung chủ yếu tại khu vực Tây Nguyên, gồm: Cà phê (94.8%), bơ (81.9%), hồ tiêu (68.6%), sầu riêng (36.3%), cao su (22.1%). Nhiều mặt hàng nông sản có giá trị hàng tỷ USD tạo cơ hội lớn cho các nhà đầu tư sản xuất, đầu tư dịch vụ tại khu vực.

Trung Nguyen anh 2

Sản lượng cà phê tại khu vực Tây Nguyên chiếm gần 95% sản lượng cả nước.

“Khi các khu công nghiệp mở rộng quy mô và thu hút nhà đầu tư, những đô thị được đầu tư đồng bộ, đầy đủ các tiện ích dành cho giới doanh nhân, trí thức về cả thân - tâm - trí tại Thành phố Cà phê thuyết phục chuyên gia cao cấp trong, ngoài nước lựa chọn là nơi sinh sống. Theo đó, nhu cầu bất động sản cho thuê dài hạn dành cho đối tượng này sẽ tăng cao”, chị Vân Anh - nhà đầu tư từ TP.HCM - chia sẻ.

Tiềm năng phát triển đột phá

Việt Nam hiện là cường quốc thứ 2 về xuất khẩu cà phê và Đắk Lắk chiếm hơn 30% sản lượng cả nước. Theo tầm nhìn của Trung Nguyên Legend, ngành cà phê Việt Nam có thể đạt 20 tỷ USD trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu nếu có chiến lược đúng. Dự án Thành phố Cà phê là khu đô thị hiếm hoi xây dựng dựa trên ngành kinh tế lõi là cà phê với tầm nhìn góp phần đưa Buôn Ma Thuột trở thành thủ phủ cà phê toàn cầu.

Trung Nguyen anh 3

Thành phố cà phê xây dựng dựa trên ngành kinh tế lõi là cà phê.

Công trình biểu tượng của dự án là Bảo tàng Thế giới cà phê đã trở thành điểm đến, thu hút hàng triệu lượt khách trong và ngoài nước tham quan mỗi năm, góp phần thúc đẩy ngành du lịch lữ hành của địa phương năm nay tăng trưởng hơn 473% so với năm 2021.

Ông Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch Việt Nam, chia sẻ: “Dự án mang âm hưởng đặc biệt từ xứ sở đại ngàn Tây Nguyên. Buôn Ma Thuột là thủ phủ cà phê, nơi thường xuyên có lễ hội cà phê, mang bản sắc văn hóa rất rõ. Khi hình thành cộng đồng dân cư trong khu đô thị lấy cảm hứng từ cà phê sẽ tạo dựng giá trị và đóng góp vào hiện thực hóa chiến lược đưa Buôn Ma Thuột thành thủ phủ cà phê toàn cầu”.

UBND TP Buôn Ma Thuột đang trình dự thảo đề án phát triển thương hiệu thành phố Buôn Ma Thuột trở thành “Thành phố cà phê của thế giới”; phát triển du lịch theo hướng sinh thái, khai thác giá trị văn hoá địa phương gắn với các di tích quốc gia. Cùng với chính sách cơ chế đặc thù dành cho Buôn Ma Thuột dự kiến được Quốc hội thông qua, sẽ tạo sự bùng nổ, khơi dậy tiềm năng của thành phố tràn đầy sức sống này.

Bạn đang đọc bài viết "Nhà đầu tư chuyên nghiệp tìm đến Thành phố Cà phê" tại chuyên mục THƯƠNG HIỆU. Mọi thông tin phản hồi, góp ý xin gửi về địa chỉ email: phutrachnoidung@gmail.com hoặc liên hệ hotline: 0903 78 12 09.